Biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện với rất nhiều đột biến đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp để đánh giá tình hình và thảo luận cách thức đối phó với mối nguy mới này.


Virus SARS-CoV-2 qua ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: Reuters

Bà Maria Van Kerkhove, Giám đốc kỹ thuật chương trình ứng phó khẩn cấp COVID-19 của WHO thông báo các chuyên gia của tổ chức này sẽ nhóm họp trong ngày 26/11 để thảo luận về biến thể mới, có tên gọi B.1.1.529, đã được phát hiện tại Nam Phi, Botswana và Hong Kong (Trung Quốc).

Nhóm cố vấn kĩ thuật của WHO chuyên về virus đột biến hiện đang thảo luận với các đồng nghiệp tại Nam Phi. Theo bà Kerkhove, mục đích của phiên họp khẩn lần này không phải là cảnh báo gây hoảng loạn. Đơn giản, đây chỉ là quy trình hệ thống, WHO tập hợp các nhà khoa học để cùng thảo luận nhằm xác định chính xác điều gì thực sự đang diễn ra.

Bà cũng cho biết hiện còn ít thông tin về biến chủng mới này. Mới chỉ có chưa đầy 100 mẫu giải trình gien để các nhà khoa học xem xét, đánh giá. Nhưng đã có thể khẳng định rằng biến thể mới có rất nhiều đột biến, làm dấy lên những lo ngại về tác động trong khâu chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng vaccine. Sẽ phải mất vài tuần mới có thể tìm hiểu và làm rõ được tác động của biến thể B.1.1.529.

Thông tin về sự xuất hiện của biến thể B.1.1.529 rộ lên trong tuần này. Trước đó, các nhà khoa học ở Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể B.1.1.529 và cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng mạnh. Biến thể này hiện đã xuất hiện tại Botswana và Hong Kong/Trung Quốc.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục