Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết, tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức rất phức tạp do tác động của xung đột, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng hỗn loạn tài chính toàn cầu.



      Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 17/7, phát biểu tại 1 sự kiện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, ông Perry cho hay, thế giới hiện đang phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ và tài chính, cũng như lạm phát gia tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tác động của xung đột Nga-Ukraine.

Theo ông Perry, sự gia tăng lạm phát không chỉ xuất phát từ phía cầu mà còn từ phía cung khi tiêu thụ trong nước của một số quốc gia, trong đó có các quốc gia đang phát triển tăng mạnh.

Do đó, lạm phát cần được xem xét một cách thận trọng và cần giải quyết tận gốc rễ tất cả các vấn đề bằng cách tăng lãi suất điều hành, đồng thời giải quyết vấn đề cung ứng.

Thống đốc BI cho biết thêm rằng thế giới đang ghi nhận tác động từ động thái tăng lãi suất điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và của các ngân hàng trung ương khác.

Ông Perry nhấn mạnh: "Tất nhiên các nhiệm vụ trong nước cần phải được đặt lên hàng đầu, song làm thế nào để vượt qua những tác động này trong một nền kinh tế toàn cầu rất mở? Tác động đến dòng vốn và sự biến động tỷ giá hối đoái là gì? Liệu tăng lãi suất có đủ để giải quyết không chỉ lạm phát mà còn cả tác động từ sự di chuyển dòng vốn và các khía cạnh khác”.

 
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Indonesia cho rằng, các vấn đề này "rất thách thức và phức tạp” đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là làm thế nào để cân bằng chúng nhằm khôi phục sự ổn định giá cả.

Theo ông Perry, các ngân hàng trung ương cần phải đối phó với sự biến động của dòng vốn và tỷ giá hối đoái, song cần tránh làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thống đốc BI khẳng định: "Đây là một công việc rất phức tạp, một giai đoạn rất khác so với trước đây khi hầu hết các vấn đề đến từ nhu cầu và tất cả đều đến từ lĩnh vực tài chính. Lần này, rất nhiều vấn đề đến từ phía cung”.

 

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục