Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang dẫn đầu khu vực Trung Đông trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với việc sản xuất 90% sản lượng năng lượng tái tạo của vùng Vịnh.

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm có trụ sở tại Mỹ cho biết vào cuối năm 2021, công suất của các nhà máy năng lượng mặt trời ở 2 quốc gia này đã tăng lên 3 gigawatt (GW) từ mức 165 megawatt của năm 2016, trong đó UAE chiếm tới 77% tổng sản lượng phát điện khu vực từ năng lượng tái tạo trong năm 2021.

Theo S&P, những kế hoạch trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể giúp 2 nước Trung Đông này đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Hãng xếp hạng tín nhiệm của Mỹ cũng đã nêu bật vai trò của chính phủ 2 nước trong việc thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, thông qua việc thiết lập các khuôn khổ đối tác công tư.

Trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng trong khu vực Trung Đông đang tiến triển, S&P hy vọng sẽ thấy nhiều dự án năng lượng tái tạo được ra đời, đặc biệt là những dự án điện mặt trời.

Trong bản cập nhật gần đây nhất đối với kế hoạch Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Saudi Arabia cho biết dự định cắt giảm và loại bỏ lượng khí thải nhà kính hàng năm khoảng 278 triệu tấn CO2 vào năm 2030.

Saudi Arabia đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo chiếm khoảng 50% tổng sản xuất năng lượng để thực hiện kế hoạch tham vọng là đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.

Riyadh có kế hoạch xây dựng một trong những cơ sở hydro xanh lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 4GW từ năng lượng mặt trời và gió và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2025. Nhà máy này thuộc dự án siêu đô thị NEOM dự kiến sẽ tạo ra 650 tấn hydro xanh mỗi ngày.

Saudi Arabia cũng đang xây dựng nhiều trang trại gió lớn tại Yanbu, Wa'ad Al Shamal và Al-Ghat.

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế cho biết, công suất phát điện từ năng lượng tái tạo của Saudi Arabia đã tăng lên 443MW vào năm 2021 từ mức 24,3MW trong năm 2016.

Theo Chiến lược năng lượng tái tạo của UAE đến năm 2050, trung hòa carbon trong ngành điện là ưu tiên hàng đầu và đến năm 2050, nước này có kế hoạch sản xuất 50% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo hoặc hạt nhân.

Theo TTXVN

Các tin khác


Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Trung Quốc, Triều Tiên bàn cách thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 11/4, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã tham dự các sự kiện đánh dấu 75 năm Trung Quốc và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nga tích cực cứu trợ nhân đạo vùng lũ lụt

Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/4 thông báo hai máy bay vận tải Il-76 của bộ này đã vận chuyển hơn 90 tấn hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân bị nạn ở các khu vực lũ lụt thuộc vùng Orenburg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục