Các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan sẽ tổ chức đàm phán tại Brussels vào cuối tuần này khi có nhiều đồn đoán rằng hai bên có thể ký một thỏa thuận hòa bình sau nhiều thập kỷ xung đột bạo lực.


Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (giữa) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Brussels ngày 22/5/2022.

Theo tờ Financial Times ngày 8/5,Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ tiếp đón Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Hai quan chức Liên minh châu Âu (EU) cũng đã xác nhận với tờ Politico rằng các cuộc đàm phán được lên kế hoạch vào ngày 13-14/5, nhưng chương trình nghị sự vẫn chưa được chốt chính thức. Cả bộ ngoại giao Armenia và Azerbaijan đều từ chối bình luận về thông tin này.

"Chúng tôi coi đây là sự tiếp tục nỗ lực bình thường hóa quan hệ Armenia - Azerbaijan, nối lại các cuộc gặp ba bên và tiếp nối các cuộc đàm phán hòa bình quan trọng và tích cực được tổ chức tại Washington vào tuần trước”, một quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết trong điều kiện giấu tên do vấn đề nhạy cảm.

Hồi đầu tháng này, các bộ trưởng ngoại giao của Armenia và Azerbaijan đã gặp nhau tại Washington để thảo luận về việc hàn gắn mối quan hệ do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken làm trung gian.

Những lời kêu gọi về một thỏa thuận hòa bình lâu dài đã tăng lên sau một loạt các vụ đụng độ bạo lực gần đây dọc biên giới chung hai nước, chỉ hai năm rưỡi sau cuộc chiến đẫm máu ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh khiến hàng nghìn binh sĩ Armenia và Azerbaijan thiệt mạng.

Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình đàm phán và tháng trước. Ông Pashinyan cho biết Yerevan sẵn sàng chấp nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorny-Karabakh.


Theo Baotintuc

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục