Hơn 600 lính cứu hỏa, gồm lực lượng tiếp viện từ một số nước châu Âu với sự hỗ trợ của máy bay chữa cháy, trực thăng thả nước đang chiến đấu với 3 đám cháy lớn ở Hy Lạp.


Cháy rừng ở làng Dikela, gần thành phố Alexandroupolis, Hy Lạp. (Ảnh: AP)

Hai trong số ba vụ cháy rừng nói trên đã hoành hành trong nhiều ngày qua ở Hy Lạp. Một đám cháy rừng lớn ở vùng Đông Bắc Evros và thành phố Alexandroupolis, được cho là nguyên nhân gây ra 20 trong số 21 trường hợp tử vong liên quan đến cháy rừng trong tuần qua ở Hy Lạp, đã bùng cháy sang ngày thứ 9.

Ngọn lửa, nơi các đám cháy rừng nhỏ hơn kết hợp lại tạo thành một trong những vụ cháy rừng đơn lẻ lớn nhất từng xảy ra ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, đã tàn phá nhiều vùng rừng rộng lớn và thiêu rụi nhà cửa ở các khu vực ngoại ô của thành phố Alexandroupolis.

Cơ quan cứu hỏa Hy Lạp thông tin hôm 27/8, 295 lính cứu hỏa, 7 máy bay và 5 trực thăng đã giải quyết đám cháy. Lệnh sơ tán đã được ban hành đối với hai ngôi làng, một ở vùng Evros và một ở vùng Rodopi.

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết, vụ cháy rừng đã thiêu rụi 769 km2 đất và có 120 điểm nóng cháy rừng đang hoạt động.

Ở khu vực lân cận phía Tây Bắc thủ đô Hy Lạp, một trận cháy rừng lớn khác đã bùng phát trong nhiều ngày, thiêu rụi nhà cửa và công viên quốc gia trên núi Parnitha, một trong những khu vực xanh cuối cùng gần Athens. 260 lính cứu hỏa, một máy bay chữa cháy và ba trực thăng thả bom nước đang bỗ lực dập tắt đám cháy rừng.

Trận cháy rừng lớn thứ ba bắt đầu diễn ra vào ngày 26/8 trên đảo Andros của Cycladic và vẫn đang cháy ngoài tầm kiểm soát hôm 27/8, với 73 lính cứu hỏa, hai máy bay chữa cháy và hai máy bay trực thăng tham gia dập lửa. Sét đánh được cho là nguyên nhân gây ra vụ cháy rừng này.

Hy Lạp đã phải hứng chịu hàng chục vụ cháy rừng bùng phát hàng ngày trong tuần qua trong bối cảnh gió thổi mạnh kết hợp với điều kiện thời tiết mùa hè khô nóng khiến ngọn lửa bùng phát và cản trở các nỗ lực chữa cháy. Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp đã dập tắt 122 đám cháy, trong đó có 75 vụ bùng phát trong 24 giờ từ tối 25/8 đến tối 26/8 (theo giờ địa phương).

Do lực lượng chữa cháy phải chịu áp lực đến mức giới hạn, Hy Lạp đã kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước châu Âu khác. Đức, Thụy Điển, Croatia và Cyprus đã gửi máy bay chữa cháy tới Hy Lạp, trong khi lính cứu hỏa Romania, Pháp, Czech, Bulgaria, Albania, Slovakia và Serbia đang hỗ trợ trên mặt đất.

Với điều kiện thời tiết nóng và khô trong mùa hè, các nước Nam Âu đặc biệt dễ xảy ra cháy rừng. Các quan chức Liên minh châu Âu cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến tần suất và cường độ cháy rừng ngày càng gia tăng ở châu Âu, đồng thời lưu ý rằng năm 2022 là năm tồi tệ thứ hai về thiệt hại do cháy rừng được ghi nhận sau năm 2017.

Hy Lạp áp đặt các quy định phòng chống cháy rừng hàng năm, điển hình là từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, nhằm hạn chế các hoạt động như đốt thảm thực vật khô và tổ chức tiệc nướng ngoài trời.

Nguyên nhân của hai vụ cháy lớn nhất ở Hy Lạp vẫn chưa được xác định. Đối với một số vụ cháy nhỏ hơn, giới chức Hy Lạp cho biết nghi ngờ có hành vi đốt phá hoặc sơ suất và một số người đã bị bắt giữ. Hôm 26/8, cơ quan cứu hỏa Hy Lạp đã bắt giữ hai người đàn ông, một người trên đảo Evia và một người ở vùng Larissa, miền Trung Hy Lạp, vì bị cáo buộc cố tình đốt cỏ khô và thảm thực vật để gây cháy rừng.

Đến ngày 25/6, cơ quan cứu hỏa Hy Lạp đã bắt giữ 163 người vì các cáo buộc liên quan đến cháy rừng, phát ngôn viên chính phủ Pavlos Marinakis tuyên bố, trong đó có 118 người vì sơ suất và 24 người vì cố ý đốt phá. Ông Marinakis cho biết, cảnh sát nước này đã thực hiện thêm 18 vụ bắt giữ khác.

Theo VTV.VN

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục