NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.



Máy bay chiến đấu Romania và Bồ Đào Nha tham gia sứ mệnh kiểm soát không phận Baltic của NATO trên Biển Baltic, không phận Litva, ngày 22/5/2023.

Theo bình luận của trang tin Euronews.com ngày 28/9, "Khoảng trống Suwalki", hay Hành lang Suwalki, là một trong những điểm yếu lớn nhất của NATO trước Nga. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã làm giảm đáng kể nguy cơ đó.

Sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm 2014, các thành viên NATO, đặc biệt là các nước ở sườn phía Đông, đã gấp rút xem xét lại an ninh của chính mình. Vào năm 2016, một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn cho thấy quân đội Nga có khả năng tiến vào thủ đô Tallinn của Estonia và thủ đô Riga của Latvia trong vòng 36 đến 60 giờ, một tốc độ đáng kinh ngạc có thể hạn chế khả năng phản ứng hiệu quả của các đồng minh phương Tây.

Tuy nhiên, có một nơi khiến các nhà hoạch định chính sách và chiến lược quân sự của NATO lo lắng hơn hết - "Khoảng trống Suwalki". Đó là một dải đất hẹp, dài 60 km ở biên giới Ba Lan - Litva, một bên giáp với Belarus và một bên là vùng đất Kaliningrad của Nga.

Điều gì đã khiến "khoảng trống Suwalki" trở nên nguy hiểm đến vậy?

"Khoảng trống Suwalki" là hành lang đất liền duy nhất kết nối các nước vùng Baltic với các thành viên NATO khác. Đó là một dải đất hẹp mà trong trường hợp xảy ra xung đột tiềm tàng với Nga, có thể bị pháo binh từ cả hai phía tấn công.

Nói tóm lại, đối với phương Tây, đó là một "nút thắt" nguy hiểm. Nếu các lực lượng của Nga hoặc Belarus có thể phong tỏa hành lang này, NATO sẽ không thể gửi quân tiếp viện bằng đường bộ mà buộc phải chuyển sang hoạt động trên không và trên biển. Điều nguy hiểm là NATO sẽ không thể gửi quân tiếp viện tới các nước thành viên Baltic đủ nhanh thông qua đường biển và đường hàng không với số lượng đủ để đẩy lùi lực lượng Nga.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các hành động của NATO và sự chi phối do cuộc xung đột với Ukraine của Nga đã làm giảm đáng kể nguy cơ này.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 đã đã gây ra làn sóng chấn động khắp các nước láng giềng. Cuộc giao tranh lớn nhất trên lục địa châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai đã dẫn đến sự đánh giá lại hoàn toàn các kịch bản và chiến lược trước đó.

Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách trung lập quân sự, Phần Lan và Thụy Điển đều nộp đơn xin gia nhập NATO. Trong khi tư cách thành viên của Thụy Điển vẫn đang chờ xử lý do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan hiện là một phần của liên minh, làm suy yếu đáng kể rủi ro do "Khoảng trống Suwalki" gây ra.

Guillaume Lasconjarias, Giáo sư tại Đại học Paris-Sorbonne và từng là nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc phòng NATO ở Rome, đánh giá: "Việc gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan tạo ra một "NATO Mare Nostrum” (tạm dịch: Biển NATO của chúng ta) trên thực tế, trong đó Nga có thể không thể thực hiện một chiến lược chống tiếp cận/ xâm nhập khu vực thực sự”.

Hay nói một cách đơn giản, với việc các thành viên NATO giáp với phần lớn Biển Baltic, Nga sẽ không thể ngăn chặn quân tiếp viện của phương Tây đến bằng đường biển.

Việc Phần Lan gia nhập NATO cũng tăng gấp đôi chiều dài biên giới của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu với Nga. Theo tuyên bố của Điện Kremlin, điều này đã buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đáp trả để đảm bảo an ninh của chính mình, cả về mặt chiến thuật và chiến lược. Việc mở rộng biên giới với một thành viên NATO làm giảm nguy cơ xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga vào các thành viên NATO khác giáp với "Khoảng trống Suwalki".

Trong khi đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy NATO tiến hành một cuộc "đại tu chiến lược" khổng lồ. Liên minh này từng dựa vào các lực lượng nhỏ của NATO để ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng, nhưng hiện nay họ đã thành lập bốn nhóm tác chiến mới ở 4 quốc gia (Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia), tăng gấp đôi số lượng quân lên thành 8 tám nhóm chiến đấu, đồng thời gửi thêm hàng chục tàu và hàng trăm máy bay chiến đấu đến sườn phía Đông của liên minh.

Ngoài ra, Giáo sư Lasconjarias nhấn mạnh rằng các quốc gia vùng Baltic cũng đã có "những nỗ lực lớn hơn trong việc huy động lực lượng và tăng cường phòng thủ toàn diện ở trong nước (như Liên đoàn Phòng thủ Estonia)”. Cùng với đó, các sáng kiến ​​mới của EU, Baltic và NATO nhằm tăng cường khả năng cơ động, luân chuyển quân, chẳng hạn như xây dựng tuyến đường sắt xuyên Baltic mới, cũng sẽ cho phép NATO tái triển khai lực lượng của mình nhanh hơn. Kết quả là, "khoảng trống Suwałki" đã bị "thu hẹp đáng kể giữa NATO và các thành viên ở Baltic.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục