Cuộc xung đột ở Ukraine đã và đang dẫn đến những thay đổi trong hợp tác năng lượng của Nga với các nước châu Phi - nơi được coi là mục tiêu ưu tiên cho đầu tư thượng nguồn ở nước ngoài trong tương lai.


Nga đang định hình lại các liên kết năng lượng với châu Phi sau cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Theo báo Kommersant (Nga) ngày 5/10, các công ty Nga đã trở thành nhà xuất khẩu dầu hàng đầu sang quốc gia Tây Phi Ghana vào tháng 9 năm nay, gửi hai tàu chở dầu với mỗi chiếc chở 1 triệu thùng dầu Bắc Cực đến nhà máy lọc dầu Tema. Trước đó, Nga hầu như không cung cấp dầu cho nước này và diễn biến trên cho thấy hoạt động xuất khẩu đã được tăng cường.

Ngoài Ghana, Nga cũng đã cung cấp các lô hàng dầu cho Senegal tại cảng chính Dakar thông qua Litasco, chi nhánh thương mại của Lukoil có trụ sở tại Geneva, đã hoạt động tại thị trường Tây Phi hơn 20 năm.

Các nhà sản xuất dầu của Nga bắt đầu chuyển hướng xuất khẩu trên biển sau khi các nước thành viên EU từ chối mua hàng từ Nga do xung đột ở Ukraine. Trước đó, châu Âu từng là thị trường lớn nhất của dầu mỏ Nga. Tuy nhiên, EU đã ban hành lệnh cấm vận và áp trần giá dầu của EU có hiệu lực vào ngày 5/12 năm ngoái và được mở rộng sang các sản phẩm dầu của Nga vào ngày 5/2 năm nay. Hiện Ấn Độ và Trung Quốc là những khách hàng chính xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga. 

Theo Viktor Katona thuộc công ty phân tích dữ liệu Kpler, dầu thô nhẹ Bắc Cực của Nga có chất lượng tương đương với loại dầu tốt nhất ở Tây Phi. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu không phải là lý do duy nhất khiến các công ty Nga thấy châu Phi hấp dẫn. Trong những năm gần đây, tập đoàn Lukoil tích cực quan tâm đến các mỏ dầu ngoài khơi Tây Phi, trong đó có Ghana. Tập đoàn dầu mỏ này đã sở hữu 38% cổ phần của dự án nước sâu ngoài khơi Tano ở Ghana. Ngoài ra, Lukoil còn sở hữu cổ phần trong các dự án thăm dò ngoài khơi ở Cameroon và Nigeria.

Nhà phân tích Katona cho biết, việc cung cấp thêm dầu Bắc Cực của Nga cho Ghana cho thấy rõ rằng nhà máy lọc dầu Tema sẽ sớm đi vào hoạt động đầy đủ và Nga có thể trở thành nhà cung cấp dầu chính cho cơ sở này.

S&P Global cũng cho rằng  các lệnh trừng phạt của phương Tây đang khiến các đối tác và thị trường năng lượng thay thế, bao gồm cả châu Phi, ngày càng trở nên quan trọng đối với Nga. Cuộc xung đột cũng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại dầu mỏ của Nga, khi xuất khẩu dầu thô của Nga tiếp tục được giao dịch với mức chiết khấu lớn, dẫn đến việc nhập khẩu sản phẩm dầu của Moskva sang châu Phi đang tăng mạnh.

Mối quan hệ năng lượng của Nga với châu Phi đã thay đổi đáng kể kể từ hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi đầu tiên vào năm 2019, khi các thỏa thuận được ký kết về thăm dò, lọc dầu và tiếp thị dầu khí ở thượng nguồn nhằm mục tiêu tăng cường sự hiện diện của Nga ở châu Phi.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục