Liên hợp quốc (LHQ) ngày 15/10 cho biết yêu cầu sơ tán của Israel đối với người dân Palestine sống ở phía Bắc Dải Gaza đã gây ra sự "tản cư ồ ạt” về phía Nam của dải đất này.


Người dân di dời khỏi thành phố Gaza nhằm tránh xung đột giữa quân đội Israel và phong trào Hamas, ngày 13/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Báo cáo cập nhật tình hình của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA) cho biết: "Việc tản cư ồ ạt từ phía Bắc xuống phía Nam Dải Gaza diễn ra từ sáng 13/10, sau khi Israel yêu cầu người dân sơ tán khỏi các khu vực trước các hoạt động quân sự”. Theo OCHA, số lượng người tản cư đã tăng đáng kể trong 24 giờ qua, song tổ chức này vẫn chưa nắm rõ con số cụ thể.

Trước đó, Israel đã yêu cầu 1,1 triệu người Palestine rời khỏi miền Bắc Gaza. Quân đội Israel ngày 15/10 khẳng định sẵn sàng cho một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza nhằm tiêu diệt Hamas.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, các đoàn xe cứu trợ nhân đạo đang xếp hàng dài ở gần biên giới Ai Cập, không thể tiến vào Dải Gaza để tiếp cận người dân Palestine, do khu vực này đang bị Israel ném bom. Cửa khẩu Rafah - lối đi duy nhất ra vào Dải Gaza không do Israel kiểm soát - đã bị đóng cửa kể từ ngày 10/10, sau 3 cuộc không kích của Israel vào đồn biên giới Palestine trong vòng 24 giờ.

Hiện các chuyến hàng viện trợ từ Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đến sân bay El Arish của Ai Cập, cách Rafah 50 km về phía Tây. Cùng với đó là lượng vật tư y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp, đủ để đáp ứng nhu cầu của 300.000 người. Chính phủ Ai Cập đã cử một đoàn gồm 100 xe tải có khả năng chở 1.000 tấn hàng viện trợ.

Israel, quốc gia kiểm soát 2 cửa khẩu trên bộ khác vào Gaza, đã tuyên bố "bao vây hoàn toàn" đường biển của dải đất này, đồng thời cắt nguồn cung cấp lương thực, nước, nhiên liệu và điện đối với 2,4 triệu người trên vùng lãnh thổ thuộc quản lý của Palestine.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ trưởng Lao động Thái Lan Pipat Ratchakitprakarn dẫn các báo cáo từ Đại sứ quán Thái Lan tại Israel ngày 15/10 cho biết hiện có 7.540 người Thái Lan đã gửi thông tin xác nhận, trong đó 7.446 người có ý định trở về nước và 94 người muốn ở lại Israel.

Trong cùng ngày, nhà chức trách Thái Lan đã đón nhóm thứ 3 gồm 90 lao động Thái Lan từ Israel trở về trên một chuyến bay thương mại. Bộ trưởng Pipat cho biết một nhóm khác gồm 137 người sẽ về nước sáng 16/10 bằng máy bay của lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF).

Bộ trưởng Pipat cho biết thêm đến nay mới chỉ có 200 công nhân Thái Lan có thể được hồi hương vì nhiều người bị mất hộ chiếu trong quá trình tìm nơi trú ẩn trong xung đột Hamas-Israel. Bộ Ngoại giao Thái Lan đang chuẩn bị 8.000 hộ chiếu dự phòng. Dư kiến trong 3 - 4 ngày tới, Chính phủ Thái Lan có thể hồi hương 400 người Thái mỗi ngày và khoảng 7.000 người Thái đã đăng ký hồi hương có thể được về nước vào tháng tới. Trong khi đó, Bộ Lao động Thái Lan cử thêm 5 quan chức từng sống ở Israel để giúp đỡ người lao động nước này, trong khi Bộ Ngoại giao đã cử thêm 10 quan chức tới Israel.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục