Trung Quốc đã vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại chính của Kazakhstan trong năm 2023. Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.


Các container vận chuyển tại Khorgos, một trung tâm thương mại tự do nằm dọc biên giới Kazakhstan-Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mạng tin Eurasia.net dẫn số liệu thống kê chính thức mới được công bố cho thấy, Trung Quốc đã vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại chính của cả 5 quốc gia Trung Á. Kazakhstan là quốc gia Trung Á gần đây nhất chứng kiến ​​Bắc Kinh vượt qua Moskva về kim ngạch thương mại hàng năm. 

Theo số liệu thống kê do Cục Thống kê Quốc gia Kazakhstan tổng hợp, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc chiếm 21,3% (trị giá 21,7 tỷ USD) trong tổng ngoại thương của Kazakhstan, trong khi thị phần kim ngạch thương mại của Nga là 18,6% (18,9 tỷ USD). Nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên chiếm phần lớn hàng xuất khẩu của Kazakhstan sang Trung Quốc, trong khi xuất khẩu của Bắc Kinh chủ yếu bao gồm hàng hóa thành phẩm, đồ gia dụng, quần áo và ô tô. 

Trong khi đó, số liệu của Trung Quốc về thương mại song phương có sự khác biệt so với Kazakhstan. Theo quan chức ngoại giao của Trung Quốc tại Kazakhstan, Zhang Xiao, kim ngạch thương mại song phương trong 10 tháng đầu năm 2023 lên tới 32,7 tỷ USD, đánh dấu sự gia tăng giá trị lên tới 28,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Cũng theo số liệu của Bắc Kinh, thương mại quá cảnh của Trung Quốc với Kazakhstan đã tăng gấp đôi trong năm qua và hiện ở mức 1,5 triệu tấn. Các quan chức Trung Quốc cho biết họ đặt mục tiêu đạt 7,5 triệu tấn hàng hóa quá cảnh qua Kazakhstan vào năm 2029.

Cùng với đó, cơ quan Thống kê Nhà nước Uzbekistan báo cáo rằng Trung Quốc cũng chiếm 21,3% thị phần kim ngạch thương mại (trị giá 12,23 tỷ USD) với quốc gia Trung Á này trong 11 tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu của Uzbekistan sang Trung Quốc đạt tổng cộng 2,27 tỷ USD và nhập khẩu 9,96 tỷ USD. Nga là đối tác kim ngạch thương mại lớn thứ hai của Uzbekistan với thị phần 15,5% (trị giá 8,86 tỷ USD).

Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Uzbekistan sang Trung Quốc trong giai đoạn này trị giá 503 triệu USD, thấp hơn gần hai lần so với cùng kỳ năm 2022.

Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng của Trung Quốc. Trong số các nhiệm vụ chính mà Bắc Kinh hướng đến khu vực có liên quan đến cung cấp năng lượng, tiếp cận tài nguyên khoáng sản, tạo hành lang giao thông hiệu quả và an ninh khu vực. Ngược lại, hiện Nga không thể cung cấp cho các quốc gia Trung Á khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính, các khoản vay và đầu tư ở mức độ mà Bắc Kinh có thể. 



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục