Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.


Khói bốc lên sau một cuộc tấn công của Israel tại khu vực Yarine, Liban, ngày 17/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo tờ The National (UAE) ngày 29/4, giao tranh xuyên biên giới dọc theo mặt trận Liban - Israel gia tăng trong những ngày gần đây bất chấp sự xuất hiện của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne tại thủ đô Beirut như một phần trong nỗ lực ngoại giao của phương Tây nhằm giảm leo thang xung đột.

Ngoại trưởng Sejourne, trong chuyến thăm khu vực lần thứ hai kể từ tháng 2 năm nay, cho biết ông sẽ trình bày các đề xuất nhằm ngăn chặn chiến tranh và giảm bớt căng thẳng giữa Hezbollah và Israel với các quan chức Liban.

Ông Sejourne nói tại Beirut sau cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri, Thủ tướng tạm quyền Najib Mikati, Ngoại trưởng tạm quyền Abdallah Bou Habib và chỉ huy quân đội, Tướng Joseph Aoun: "Không có lợi cho ai khi xung đột giữa Hezbollah và Israel mở rộng”.

Ngoại trưởng Sejourne nói rằng Pháp đang tìm cách ngăn chặn "một cuộc chiến tranh khu vực ở Liban" và lưu ý "chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế”.

Trước đó nhân chuyến thăm trụ sở Unifil, cơ quan của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm gìn giữ hòa bình giữa Israel và Liban, Ngoại trưởng Sejourne cho biết ông đến Liban để "truyền tải thông điệp và đề xuất các sáng kiến ​​tới chính quyền ở đây nhằm thúc đẩy khu vực này hướng tới ổn định và tránh xung đột bùng phát thành chiến tranh".

Nhưng ngay cả khi ông Sejourne thực hiện các nỗ lực môi giới hòa bình, giao tranh dọc biên giới Liban - Israel vẫn tiếp tục leo thang. Lực lượng Hezbollah ở Liban cho biết họ đã tiến hành một số cuộc tấn công vào lãnh thổ Israel vào cuối tuần qua để trả đũa các cuộc tấn công của Israel vào ngày hôm trước. 

Sự trả đũa của Hezbollah bao gồm các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào thị trấn Meron phía bắc Israel và một loạt máy bay không người lái và tên lửa phóng vào trụ sở quân sự có các thành viên của Tiểu đoàn 51 của Israel và Lữ đoàn Golani ở Manara.

Cũng trong ngày 29/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo, các máy bay chiến đấu của nước này đã nhắm mục tiêu vào các địa điểm của Hezbollah ở Rachaya Al Foukhar và Khiam ở miền nam Liban.

IDF cho biết thêm, các cuộc tấn công trên nhằm vào các địa điểm phóng tên lửa và máy bay không người lái của Hezbollah, cơ sở hạ tầng và một cơ sở quân sự. Đây là lần thứ ba IDF tấn công Liban trong ngày 29/4.

Một nguồn tin ngoại giao phương Tây nói với tờ The National: "Có động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel”.

Đã có một số sự cố chưa từng có giữa Israel và Iran trong những tháng gần đây đẩy hai nước đến gần bờ vực chiến tranh. Cuộc tấn công của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm đáp trả cuộc không kích vào lãnh sự quán Iran ở Syria, đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn trong khu vực.

Mặc dù sự trả đũa có hạn chế của Israel, mà Iran cho biết họ không có kế hoạch đáp trả, đã xoa dịu lo ngại về một cuộc xung đột khu vực vào thời điểm hiện tại, Israel vẫn tiếp tục đe dọa chiến tranh chống lại Hezbollah ở Liban.

Israel đã đặt ra hạn chót là vào tháng 9 tới để hàng chục nghìn người sơ tán trở về nhà an toàn gần biên giới phía bắc. Điều đó hiện là không thể do Hezbollah, lực lượng dân quân mạnh hơn nhiều so với Hamas ở Gaza, đang kiểm soát các vị trí gần biên giới.

Một nguồn tin ngoại giao cho biết cuối tuần trước: "Thời hạn như vậy có nghĩa là có nguy cơ chiến tranh vào mùa hè nếu không tìm được giải pháp ngoại giao”, nhấn mạnh tính cấp bách đằng sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Pháp.

Hezbollah đã nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt tình trạng thù địch ở biên giới nếu không có lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các nguồn tin ngoại giao cho rằng sáng kiến ​​của Pháp ở Liban chỉ nhằm mục đích đặt nền móng cho các cuộc đàm phán sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.

Theo Báo Tin Tức

Các tin khác


Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục