Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.


Các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970. Ảnh minh họa: nationalgeographic.com

Theo nghiên cứu, các quần thể cá nước ngọt di cư đang giảm ở tất cả các khu vực trên toàn cầu, trong đó giảm mạnh nhất ở khu vực Nam Mỹ và Caribe, nơi ghi nhận mức giảm đến 91% trong 50 năm qua. Đây là khu vực có mật độ di cư cá nước ngọt lớn nhất thế giới, nhưng việc xây dựng các đập nước, khai thác mỏ và chuyển hướng dòng nước đang phá hủy hệ sinh thái các con sông. Theo Chỉ số Hành tinh Sống (LPI), ở châu Âu, các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm 75%. 

Trong khi đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) công bố báo cáo cho thấy 25% các loài cá nước ngọt đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó các loài cá di cư bị đe dọa lớn hơn. Số liệu trên chưa tính đến sự thay đổi ở châu Phi nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều loài ở khu vực này đang đối mặt với các yếu tố gây căng thẳng. 

Cá nước ngọt di cư một phần hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống nước ngọt, một số được sinh ra ở biển và di cư trở lại vùng nước ngọt hoặc ngược lại. Chúng trở thành một phần trong thực đơn hàng ngày và sinh kế của hàng triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều con sông không còn dòng chảy tự nhiên vốn có do việc xây dựng các đập nước và các rào cản khác ngăn cản hoạt động di cư của các loài cá. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như ô nhiễm từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và dòng chảy bề mặt từ đường sá cũng như hoạt động nông nghiệp. Biến đổi khí hậu cũng đang làm thay đổi môi trường sống và ảnh hưởng đến hệ thống nước ngọt. Hành động đánh bắt cá không bền vững cũng là một mối đe dọa khác. 

Người sáng lập Tổ chức Di cư Cá thế giới (WFMF), một trong những tổ chức tham gia nghiên cứu, chuyên gia Herman Wanningen cho rằng sự suy giảm thảm khốc các quần thể cá di cư là lời cảnh tỉnh cho thế giới, đồng thời kêu gọi toàn cầu hành động ngay từ bây giờ để cứu các loài này và các dòng sông mà chúng sinh sống. Các tác giả của nghiên cứu cũng kêu gọi thế giới cần phục hồi và bảo vệ các dòng sông, dỡ bỏ những rào cản đối với thói quen di cư của các loài cá. Các nhà nghiên cứu cũng thúc đẩy tìm kiếm các giải pháp năng lượng tái tạo thay thế cho hàng nghìn dự án đập thủy điện mới đang được lên kế hoạch xây dựng trên thế giới. Năm ngoái, kỷ lục 487 rào cản ở 15 quốc gia châu Âu đã được dỡ bỏ. 

Tiến sĩ Anthony Acou thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp, Lương thực và Môi trường quốc gia Pháp (INRAE) cho rằng vì nhiều loài cá di cư giữa nước mặn và nước ngọt dành phần lớn cuộc đời của chúng ở biển nên điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn những tác động lên cả môi trường sống ở biển và nước ngọt để có những biện pháp quản lý hiệu quả.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục