Ngày 18/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi thư tới Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, trong đó yêu cầu Quốc hội nước này phê chuẩn khoản chi gần 100 tỷ USD dành cho công tác viện trợ thảm họa khẩn cấp sau các cơn bão Helene và Milton cùng các thảm họa thiên nhiên khác tại nước này.


Ngập lụt do ảnh hưởng của bão Debby ở vùng bờ biển Bonita thuộc Bonita Springs, bang Florida (Mỹ) ngày 4/8/2024. Ảnh minh họa: USA Today/TTXVN

Trong thư, ông Biden cho biết đã trực tiếp gặp gỡ và lắng nghe nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp và các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề vì thảm họa thiên nhiên vừa qua. Ông Biden khẳng định các nguồn lực bổ sung để tiếp tục hỗ trợ những đối tượng này là rất quan trọng, đồng thời hối thúc Quốc hội cần hành động ngay lập tức. 

Phần lớn số tiền trên, khoảng 40 tỷ USD sẽ được chuyển tới Quỹ cứu trợ thiên tai tại Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang để khắc phục hậu quả, sửa chữa cơ sở hạ tầng công cộng và hỗ trợ tài chính cho những nạn nhân sống sót sau các thảm họa. Trong khi đó, 24 tỷ USD sẽ dành để hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại vì thiên tai và 12 tỷ USD dùng để giúp các cộng đồng xây dựng lại nhà cửa thông qua các khoản vay do Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị quản lý. Khoảng 8 tỷ USD sẽ dành cho xây dựng lại và sữa chữa đường sá, cầu cống tại hơn 40 địa phương của Mỹ. Chính quyền Washington cũng muốn dành 4 tỷ USD để cải thiện hệ thống cấp nước và 2 tỷ USD cho việc cung cấp chương trình cho vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và những hộ gia đình đang chật vật tái thiết sau thảm họa. 

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết Quốc hội Mỹ sẽ đánh giá yêu cầu của ông Biden, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo hỗ trợ cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng vì thiên tai.

Theo kế hoạch, vào ngày 20/11, Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người đứng đầu một số cơ quan chính phủ dự kiến nhận ngân sách viện trợ thông qua đề xuất của ông Biden. Nhiều khả năng kế hoạch của ông Biden sẽ đi kèm với một dự luật chi tiêu nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan liên bang sau khi nguồn ngân sách hiện tại hết hạn vào ngày 20/12 tới.

Trước đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua viện trợ khẩn cấp hơn 90 tỷ USD sau cơn bão Katrina cách đây gần hai thập kỷ và hơn 50 USD sau cơn bão Sandy tấn công nước Mỹ vào năm 2013.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ukraine chuyển hướng ưu tiên an ninh khi ông Trump thúc đẩy đàm phán

Kiev giờ đây coi việc đảm bảo chống lại hành động chiếm thêm lãnh thổ là quan trọng hơn, thay vì xác lập lại đường biên giới cũ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể đẩy nhanh tiến độ cho một lệnh ngừng bắn.

Houthi leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đỏ

Thông qua các cuộc tấn công dồn dập vào tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay USS Abraham Lincoln, Houthi cho thấy chiến lược chuyển hướng từ các mục tiêu thương mại sang các mục tiêu quân sự, đánh dấu một bước leo thang mới.

Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump tác động tiềm tàng đến quan hệ Nga-Ấn Độ thế nào?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Nga có thể phải đối mặt với thử thách lớn. Chính quyền Trump mới có thể gia tăng áp lực để Ấn Độ giảm sự phụ thuộc vào vũ khí và năng lượng từ Nga, đồng thời tăng cường liên minh với Washington trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nga sẽ không dung thứ cho ‘bên thứ ba’ hiện diện hải quân thường trực ở Biển Đen

Moskva tuyên bố hải quân Nga tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất - răn đe hạt nhân, và sẽ không cho phép các thế lực bên ngoài Biển Đen duy trì sự hiện diện hải quân thường trực tại vùng biển này.

Cựu quan chức NATO dự đoán cách ông Trump giải quyết xung đột Ukraine

Ông James Stavridis - cựu Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Âu - cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể buộc Kiev từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát ở Ukraine.

Liên tiếp các vụ tấn công lao động người nước ngoài ở Croatia

Ngày 9/11, cảnh sát Croatia cho biết 4 người đàn ông đã bị bắt vì thực hiện vụ tấn công mang tính phân biệt đối xử nhằm vào các lao động nước ngoài. Vụ việc này kéo theo 3 vụ tấn công tương tự sau đó, khiến 1 lao động người Nepal bị thương nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục