Tòa án Tối cao Nga vừa chính thức dỡ bỏ lệnh cấm đối với Taliban, nhóm từng bị coi là tổ chức khủng bố suốt hơn 20 năm qua.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Nga Oleg Nefyodov đưa ra phán quyết dỡ bỏ lệnh cấm đối với Taliban, tại Moscow, Nga, ngày 17/4/2025. (Ảnh: AP)
Ngày 17/4, Tòa án Tối cao Nga đã ra phán quyết đình chỉ lệnh cấm trước đó đối với các hoạt động của Taliban, lực lượng vốn nằm trong danh sách thống nhất của liên bang về các tổ chức bị coi là khủng bố từ năm 2003. Động thái này được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm bình thường hóa quan hệ với chính quyền do Taliban kiểm soát tại Afghanistan.
Kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8/2021 sau khi Mỹ và các đồng minh rút quân, chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính phủ này. Tuy nhiên, Nga đã dần thiết lập lại các kênh đối thoại với Taliban. Từ cuối năm 2024, Moscow đã xúc tiến thực hiện các bước để đưa Taliban ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá Taliban là đối tác kinh tế tiềm năng và đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố.
Tháng 3/2024, một vụ tấn công đẫm máu tại nhà hát Crocus gần thủ đô Moscow đã khiến 145 người thiệt mạng. Vụ việc do tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K) - nhánh của IS tại Afghanistan - nhận trách nhiệm. Mỹ cũng cho biết có thông tin tình báo cho thấy ISIS-K là thủ phạm chính của vụ khủng bố gây rúng động cộng đồng quốc tế.
Việc Moscow gỡ bỏ lệnh cấm đối với Taliban được cho là nhằm tạo điều kiện tăng cường hợp tác an ninh khu vực, nhất là khi Nga đang đối mặt với nhiều mối đe dọa từ các nhóm cực đoan Hồi giáo hoạt động từ Afghanistan đến Trung Đông.
Taliban nhiều lần tuyên bố đang truy quét các phần tử IS tại Afghanistan trong nỗ lực kìm chế, không để nhóm khủng bố này mở rộng "chân rết" ảnh hưởng. Tuy nhiên, con đường hướng tiến tới việc được quốc tế công nhận của Taliban vẫn còn nhiều trở ngại, đặc biệt là về vấn đề quyền phụ nữ. Phương Tây nhiều lần chỉ trích việc Taliban đóng cửa trường học và đại học cho nữ giới, cũng như các quy định hạn chế phụ nữ di chuyển nếu không có nam giới đi cùng. Taliban khẳng định họ tôn trọng quyền phụ nữ phù hợp với cách diễn giải luật Hồi giáo của mình.
Việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm đối với Taliban không đồng nghĩa với sự công nhận chính thức lực lượng này, nhưng là dấu hiệu cho thấy Moscow dường như đang tính toán lại chính sách đối ngoại của mình trong khu vực, với trọng tâm là ổn định an ninh và đối phó với các mối đe dọa khủng bố tiềm tàng.
Theo Vtv.vn
Theo Bloomberg, Tổng thống Donald Trump tiếp tục hối thúc Trung Quốc chủ động liên lạc với ông để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giải quyết căng thẳng thương mại ngày càng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày 14/4, một quan chức cấp cao Ukraine cho biết cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine về một thỏa thuận khai thác khoáng sản chiến lược đã diễn ra "mang tính xây dựng".
Người nước ngoài đến du lịch ở Trung Quốc khi mua sắm có thể được hoàn thuế ngay tại điểm mua hàng, và số tiền hoàn thuế đó có thể tiếp tục được sử dụng cho việc tiêu dùng ở nước này.
Chính phủ liên bang yêu cầu Harvard phải tiến hành nhiều thay đổi lớn, bao gồm báo cáo những sinh viên quốc tế vi phạm các quy tắc, chia sẻ dữ liệu tuyển sinh. Harvard gọi các yêu cầu này là bất hợp pháp.
Khi nhiều công ty Mỹ giữ rất ít hoặc không có hàng tồn kho đất hiếm vì họ không muốn rót tiền mặt vào các kho dự trữ vật liệu đắt tiền thì Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu một số khoáng chất đất hiếm và nam châm đất hiếm.
Theo thông báo được công bố vào ngày 13/4, Tổng thống Donald Trump có "sức khỏe tuyệt vời" và lượng cholesterol cao của ông được "kiểm soát tốt".