(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.011 tủ sách pháp luật (TSPL), trong đó có 210 tủ sách của UBND xã, phường, thị trấn, còn lại là tủ sách của các ngành, hội, đoàn thể, doanh nghiệp. Hoạt động của TSPL đã tạo hiệu quả tích cực trong việc trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, là kênh thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật hữu hiệu. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, vai trò của TSPL có phần mờ nhạt, chưa phát huy hết hiệu quả.



Người đọc tra cứu thông tin pháp luật tại tủ sách pháp luật phường Tân Thịnh (TPHB).

Thành phố Hòa Bình hiện có 97 TSPL tại 15/15 xã, phường với trên 9.200 đầu sách các loại. Thời gian qua, việc xây dựng TSPL được các cơ quan đơn vị, trường học, xóm, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn thành phố chú trọng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Ngoài TSPL, các đơn vị còn xây dựng ngăn sách, giỏ sách pháp luật ở các xóm, tổ dân phố, khu dân cư, thường xuyên bổ sung đầu sách mới. Năm 2016 có trên 1.400 lượt người khai thác, năm 2017 chỉ có trên 300 lượt người khai thác. Huyện Tân Lạc có 24 xã, thị trấn đều đã trang bị TSPL, các trường học xây dựng ngăn sách pháp luật đặt tại bộ phận "một cửa” và thư viện trường phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khai thác pháp luật của cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và nhân dân. Mỗi tủ sách có từ 50 - 150 đầu sách pháp luật. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiêp tục xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác TSPL. Năm 2016 các TSPL thu hút trên 3.200 lượt người đọc, khai thác, năm 2017 có trên 1.000 lượt người khai thác.

Trong những năm qua, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác TSPL (Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý TSPL ở xã, phường, thị trấn; Quyết định 06/2010/QĐ-TTG ngày 25/1/2010 về việc xây dựng, quản lý, khai thác TSPL), việc xây dựng TSPL được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện, đầu tư kinh phí xây dựng tủ, trang bị sách pháp luật. Trong những giai đoạn đầu, TSPL đã phát huy hiệu quả, mục đích hoạt động, là nơi lưu giữ, khai thác và sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác của cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hữu hiệu. Để phát huy hơn nữa hiệu quả của TSPL cấp xã, từ năm 2010, việc luân chuyển sách pháp luật giữa TSPL của UBND xã với điểm BĐ-VH xã, Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh được thực hiện nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân khi có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác pháp luật, đã thu hút một lượng khá lớn người đọc, khai thác, có thời điểm một năm toàn tỉnh có đến trên 30 nghìn lượt người khai thác TSPL. Tuy vậy vài năm trở lại đây, bình quân một năm số lượt người khai thác TSPL chỉ đạt vài nghìn người.

Tìm hiểu nguyên nhân việc ngày càng ít người đến đọc, tìm hiểu tại TSPL chúng tôi nhận được chung một câu trả lời: Do sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại. Chị Đinh Thị Hạnh, phường Đồng Tiến (TPHB) chia sẻ: Với chiếc điện thoại di động và máy tính kết nối internet tôi dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin mình cần một cách nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả hơn nhiều so với việc ra TSPL của phường để tra cứu ở một quyển sách luật dày cộp. Thậm chí ngoài quy định của luật còn cần tìm hiểu ở các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định, thông tư mà có khi TSPL không cập nhật đầy đủ, trong khi chỉ cần tra trên mạng là có ngay. Mặt khác, TSPL thì phục vụ theo giờ hành chính, còn tra cứu trên mạng thì có thể bất cứ lúc nào nên khi cần tôi đều lên mạng để tìm hiểu. Đồng chí Bùi Thị Thảo, Phó trưởng phòng Tư pháp huyện Tân Lạc cho biết: Qua thực tiễn trên địa bàn cho thấy hoạt động của TSPL ngày càng kém hiệu quả, ít người đọc, khai thác bởi hiện nay người đọc chủ yếu tra cứu trên môi trường mạng. Với thông tin cần có thể tải về lưu vào máy tính để xem sau nên hầu như không còn mấy người đọc sách pháp luật. Vì vậy việc đầu tư, trang bị sách mới cho TSPL cũng không còn được các đơn vị chú trọng.

Từ thực tế "có thì thừa, không có thì thiếu” của TSPL, hoạt động kém hiệu quả nếu đầu tư sẽ gây lãng phí đặt ra câu hỏi, hoạt động của TSPL có cần tiếp tục duy trì hay không, duy trì triển khai như thế nào cho hiệu quả? Đồng chí Nguyễn Thị Nhung, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Cao Phong cho rằng, mô hình TSPL nên hướng về cơ sở, xây dựng ngăn sách, giỏ sách pháp luật tại các xóm, khu dân cư. Đồng thời tuyên truyền quy định pháp luật bằng hình thức tờ rơi, tờ gấp dễ đọc, dễ hiểu thay vì cả quyển sách luật to, dày bà con ngại đọc, đầu tư sách hướng dẫn, giải đáp pháp luật, hạn chế sách văn bản quy phạm pháp luật . Ngày 10/3/2017, Bộ Tư pháp có công văn số 751 về việc nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, ngày 29/3/2017, Sở Tư pháp cũng ban hành công văn số 501 về lĩnh vực này. Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Hiện tại hoạt động của TSPL vẫn tiếp tục được duy trì. Khi có sách pháp luật mới Sở có văn bản đề nghị các huyện đăng ký mua để trang bị cho TSPL theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, trước những hạn chế, bất cập trong hoạt động của TSPL, công tác quản lý tủ sách cần đổi mới, nâng cao; đẩy mạnh thông tin, giới thiệu về tủ sách, các loại sách TSPL có; rà soát, bổ sung sách, tài liệu mới theo định kỳ, sách có chất lượng, thiết thực, nội dung phù hợp với nhu cầu của bạn đọc; ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, cập nhật văn bản, tài liệu của tủ sách để thu hút sự quan tâm của người dân.

Hà Thu


Các tin khác


Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Công an tỉnh thực hiện lời di huấn của Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Người để lại cho lực lượng Công an nhân dân nhiều di huấn quý báu, trong đó có bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948. Trong thư Người chỉ rõ: Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình phải: Cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải: Thân ái, giúp đỡ; đối với Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép; đối với công việc phải: Tận tụy; đối với địch phải: Cương quyết, khôn khéo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục