(HBĐT) - Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến phức tạp, mùa hè nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài, nguy cơ cháy, nổ gia tăng và diễn biến khó lường. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 4 năm (2014-2017), toàn tỉnh đã xảy ra trên 100 vụ cháy, trong đó có 23 vụ cháy rừng, làm 5 người tử vong, bị thương 30 người, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10.400 triệu đồng và 32,68 ha rừng. Do vậy, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là việc cần được lưu tâm và thực hiện nghiêm túc.


Chợ Phương Lâm - TP Hòa Bình là một trong những điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ xuất phát từ khâu thiết kế và cách bày trí hàng hóa của các hộ kinh doanh.

 

Nguy cơ cháy nổ luôn thường trực

Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp. Hầu hết các huyện, thành phố có chợ trung tâm và một số chợ xã. Các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, siêu thị ngày càng nhiều. Trong 263.463,14 ha rừng trong toàn tỉnh, có gần 50% diện tích là rừng có nguy cơ cháy cao. Để kịp thời nắm bắt số lượng, tính chất, quy mô hoạt động, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các cơ sở, hàng năm, lực lượng Cảnh sát PCCC - Công an tỉnh phối hợp với Công an các huyện, thành phố tiến hành rà soát, phân loại các cơ sở thuộc diện quản lý. Theo đó xác định, ở thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh có 576/1.033 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao. Nguyên nhân là do các thiết bị tiêu thụ điện tại một số cơ quan, đơn vị ngày càng nhiều so với thiết kế ban đầu, trong khi đường dây dẫn điện chưa được đầu tư cải tạo nên quá tải, gây nguy cơ lớn về chập, cháy. Quy hoạch một số khu dân cư, chợ... còn bất cập, chưa bảo đảm tuân thủ các điều kiện an toàn về PCCC. Bên cạnh đó, tình trạng công trình, nhà ở, lều quán vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp còn diễn ra khá phổ biến. Một số công trình điện khu vực nông thôn qua nhiều năm sử dụng sau khi chuyển giao sang cho ngành điện quản lý đến nay chưa được đầu tư nâng cấp nên không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, nguy cơ sự cố lưới điện, sự cố cháy, nổ có thể xảy ra.

Theo thống kê của sở, ngành chức năng: Tính đến cuối năm 2017 còn 14 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; còn tình trạng chưa bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý. Mặt khác, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân sống gần rừng sử dụng lửa như thắp hương, đốt vàng mã, vệ sinh rừng, xử lý thực bì không đúng quy định... tạo ra nguy cơ cháy cao.

"Nước xa không cứu được lửa gần”

4 năm, xảy ra trên 100 vụ cháy làm 5 người chết, 30 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10.400 triệu đồng và 32,68 ha rừng... Đây là thiệt hại không hề nhỏ nếu không muốn nói là quá lớn và không đáng có. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại lớn như vậy là bởi công tác phòng cháy đôi lúc, đôi nơi vẫn còn hình thức.

Vừa qua, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) thực hiện cuộc khảo sát, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về PCCC và quản lý vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh, phần nhận xét, đánh giá nêu rõ: Việc tổ chức lực lượng PCCC một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Còn một số địa phương chưa thành lập được đội dân phòng làm công tác PCCC. Lực lượng cảnh sát PCCC quá ít so với yêu cầu. Toàn tỉnh chỉ có 1 đội chữa cháy bố trí ở TP Hòa Bình và đang chuẩn bị xây dựng ở huyện Lương Sơn. Một số cán bộ Công an huyện làm công tác quản lý về PCCC chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên còn khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Công an các huyện, thành phố hầu hết chỉ bố trí 1 cán bộ chuyên trách phụ trách công tác PCCC. Chế độ, chính sách đối với lực lượng PCCC, lực lượng tham gia chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức. Các đơn vị, địa phương chưa hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội PCCC cơ sở và trợ cấp ngày công cho cán bộ, đội viên đội dân phòng theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Hầu hết các đơn vị không bố trí nguồn kinh phí riêng phục vụ cho công tác PCCC.

Cơ sở vật chất phục vụ chữa cháy nhiều nơi còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác chữa cháy cấp cho các đội dân phòng thiếu cả về số lượng và chủng loại. Ngay cả phương tiện chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh vừa thiếu, vừa xuống cấp. Một số phương tiện, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, đã quá hạn sử dụng, không đáp ứng được các yêu cầu chữa cháy, nhất là chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các vụ cháy lớn, cháy nhà cao tầng, các vụ cháy rừng.

Hiện, lực lượng Cảnh sát PCCC& CNCH được trang bị 8 xe chữa cháy, trong đó có 3 xe thường xuyên hư hỏng và chỉ có 1 xe thang phục vụ chữa cháy nhà cao tầng. Trong khi trụ sở một số cơ quan, đơn vị xây dựng đã lâu, xuống cấp hoặc quá chật hẹp, phải cơi nới nhiều, không có vị trí, mặt bằng để xây dựng các công trình PCCC… Những nguyên nhân này một lần nữa lưu ý lại rằng: "Nước xa không cứu được lửa gần”.

Cần nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy

Qua cuộc khảo sát, giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) chỉ rõ: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC ở cơ sở chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu chiều sâu, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của một bộ phận nhân dân và ở một số cơ quan, đơn vị chưa cao. Còn nhiều cơ quan, đơn vị thuộc diện là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Thời điểm tháng 3/2018, toàn tỉnh mới có 357/573 đơn vị thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã mua.

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ và hậu quả từ cháy, nổ, Ban Pháp chế đã báo cáo Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị với Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Bổ sung biên chế lực lượng Cảnh sát PCCC cho địa phương, đảm bảo đủ số lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ PCCC trên địa bàn. Hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Hòa Bình trang bị phương tiện chữa cháy hiện đại đáp ứng nhu cầu chữa cháy nhà cao tầng, chữa cháy rừng. Đề nghị UBND các cấp quan tâm sát sao hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC. Quan tâm phân bổ kinh phí cho công tác PCCC.

Khi tiến hành quy hoạch xây dựng các công trình công cộng, nhất là KDC, chợ, trung tâm thương mại phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC. Tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, tổ chức diễn tập về PCCC tại cơ sở, nhất là đối với lực lượng dân phòng. Công an tỉnh tập trung xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC có chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu PCCC. Rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của việc chữa cháy. Xây dựng phương án để thành lập các đội PCCC chuyên ngành tại các KCN có diện tích từ 50 ha trở lên. Chỉ đạo Công an huyện rà soát hướng dẫn UBND cấp xã thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Đội dân phòng theo quy định của pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC đối với cơ sở; kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các thiếu sót, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCC, đặc biệt là ở các KCN, KDC cao tầng.

Các cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho người lao động. Xây dựng, kịp thời bổ sung và tổ chức huấn luyện, thực tập phương án PCCC sát thực tế. Các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cần trích kinh phí để mua bảo hiểm phù hợp với đặc điểm cơ quan, đơn vị mình. Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ; thường xuyên kiểm tra các phương tiện PCCC, kịp thời thay thế, sửa chữa các thiết bị hư hỏng... để hạn chế thấp nhất những hậu họa từ cháy - nổ.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý II/2024

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Phòng ngừa tội phạm cướp, cướp giật cho các cơ sở kinh doanh vàng, bạc

Thời gian qua, tình hình tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản đã, đang có nhiều diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn ngày càng liều lĩnh, manh động. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Công an các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý trên địa bàn toàn tỉnh.

Khởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và 5 bị can khác

Ngày 23/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và 5 bị can khác.

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Khởi tố Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục