(HBĐT) - Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam đã tham gia phê chuẩn 21/189 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến việc đảm bảo quyền của người lao động. Đây là mức độ cam kết rất cao, thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn.

Quyền có việc làm và được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao công bằng, hợp lý là một nhóm quyền cơ bản liên quan đến lĩnh vực lao động, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được đảm bảo điều kiện lao động hợp lý, được trả thù lao hợp lý, được đình công, quyền được nghỉ ngơi…

Cụ thể hóa quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại... đều ghi nhận quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của cá nhân.

Quyền lao động là một trong những quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm quyền lao động cho công dân là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của chế độ xã hội.

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục hoàn thiện và quy định đầy đủ về quyền được có việc làm này tại Điều 35: "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương, được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.

Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện quyền được lao động của người dân, Nhà nước đã ban hành Bộ luật Lao động, cụ thể hóa quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp của người lao động. Bộ luật Lao động cũng là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định.

Khoản 1, Điều 5, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về quyền có làm việc, tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao: "(1). Người lao động có các quyền sau đây: a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể…”.

Điều 10, Bộ luật Lao động quy định về quyền làm việc của người lao động: "(1) Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. (2) Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình”.

Điều 11, Bộ luật Lao động quy định: "người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”.

Điều 12, Bộ luật Lao động quy định " (1) Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm, hằng năm. Căn cứ điều kiện KT -XH trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. (2) Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm. (3) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động. (4) Hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài. (5) Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật”.

Điều 13, Bộ luật Lao động quy định rõ về Chương trình việc làm. (1) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư xây dựng chương trình việc làm của địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định. (2) Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.

Đồng thời, Nhà nước cũng đề ra hàng loạt các chương trình KT -XH to lớn như: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm với những hoạt động: thực hiện quỹ quốc gia tạo việc làm; thành lập các ngân hàng người nghèo; giao quyền sử dụng ruộng đất để khuyến khích trồng rừng, chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ...

Bên cạnh đó, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động, Nhà nước cũng ban hành một hệ thống chủ trương, chính sách thông thoáng thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho những người trong độ tuổi lao động đều có thể thực hiện quyền lao động của mình. Các công ty xuyên quốc gia, các công ty liên doanh xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, giúp người lao động có thu nhập ổn định cuộc sống cho bản thân và đóng góp công sức cho sự phát triển kinh tế đất nước…

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bộ luật Lao động cũng đưa ra các quy định về hợp đồng lao động, hình thức hợp đồng lao động, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động và phương thức giải quyết tranh chấp lao động…

Điều 194, Bộ luật Lao động quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau " (1) Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động. (2) Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. (3) Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. (4) Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. (5) Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội…”.

Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền có việc làm và tự do lựa chọn việc làm của người lao động đã tạo cơ sở pháp và các thiết chế cần thiết để cá nhân thực hiện tốt các quyền của mình, vừa tạo ra của cải cho xã hội, vừa đảm bảo cho đời sống cá nhân theo hướng no ấm, giàu có và hạnh phúc.


Mai Huệ Sở Tư phaùp (tổng hợp)


Các tin khác


Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục