Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng "kính") cùng đồng phạm trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" xảy ra tại chợ Long Biên.


Quang cảnh phiên xét xử. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 25/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng "kính," sinh năm 1963, trú tại phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" xảy ra tại chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội).

Cùng hầu tòa với Hưng "kính" (Tổ trưởng Tổ bốc dỡ hàng hóa số 2, chợ Long Biên) còn có 4 đồng phạm nguyên là nhân viên Tổ bốc dỡ hàng hóa số 2, chợ Long Biên gồm: Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến "hói," sinh năm 1970, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lê Thanh Hải (tức Hải "gió," sinh năm 1963, trú tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Mạnh Long (tức Long "cao," sinh năm 1962, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Dương Quốc Vương (tức Vương "lợn," sinh năm 1968, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Cả 5 bị cáo đều bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 170, Khoản 1, Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Trong số 5 bị cáo, bị cáo Hưng "kính" là người bị cơ quan công an xử lý hành chính về nhiều hành vi vi phạm nhất, bao gồm: ngày 7/6/1982, bị Công an quận Hoàn Kiếm xử lý về hành vi hiếp dâm; ngày 30/7/1984 và ngày 4/6/1986, bị Công an quận Hoàn Kiếm xử lý hành chính về hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; ngày 14/11/1990, bị Công an quận Hoàn Kiếm xử lý hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng; ngày 18/4/1996, bị Công an thành phố Hà Nội xử lý hành chính về hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải; ngày 15/10/1996, bị Công an quận Hoàn Kiếm xử lý hành chính về cưỡng đoạt tài sản.

Tổng số 9 luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và người bị hại. Tại phiên tòa, có 1 luật sư xin vắng mặt.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội công bố tại phiên tòa, với vai trò là Tổ trưởng Tổ bốc dỡ hàng hóa số 2, Hưng "kính" có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng bốc dỡ giữa các hộ kinh doanh với Ban Quản lý chợ Long Biên.

Hưng "kính" không có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ mà phải thực hiện việc ghi tên chủ cửa hàng, biển kiểm soát xe ô tô, số lượng hàng và số tiền thu vào mẫu (bảng kê) do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành.

Đồng thời, Hưng "kính" không có quyền đuổi xe, sắp xếp các xe trong chợ, cũng như không có quyền chi tiêu số tiền bốc dỡ hàng hóa mà phải nộp ngay số tiền đã thu trong ngày.

Tuy nhiên, để tăng thu nhập cá nhân, dưới danh nghĩa là những nhân viên của Tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 thuộc chợ Long Biên, Hưng "kính" đã chỉ đạo nhóm "đàn em" chèn ép, gây khó khăn, đe dọa... hộ kinh doanh của chị Nghiêm Thúy Nga (sinh năm 1981) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (sinh năm 1972, cùng trú tại Ba Đình) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên.

Để tạo sức ép, các bị cáo không cho ôtô của hộ anh Hà, chị Nga đỗ trong chợ; cho nhân viên lái xe đỗ chắn trước kiốt, kéo cá thối để cạnh kiốt của chị Nga. Thậm chí nhóm Hưng "kính" còn đuổi, không cho nhân viên của chị Nga, anh Hà bốc dỡ hàng hóa. Mặc dù vậy, chị Nga, anh Hà vẫn phải trả tiền bốc dỡ.

Ngoài ra, Hưng "kính" còn tự ý giao cho Vương "lợn" thu tiền dịch vụ bốc dỡ hàng hóa; chỉ đạo nhóm "đàn em" soạn bảng kê khác theo ý của Hưng thay vì dùng các bảng kê do Ban Quản lý chợ Long Biên phát hành (có đóng dấu treo của Ban Quản lý chợ)...

 Cáo trạng viện dẫn tài liệu do chị Nga và anh Hà cung cấp, từ ngày 14/3-1/9/2018, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Kim Hưng, Hải cùng Long, Vương đã thu của chị Nga, anh Hà tổng số tiền hơn 28 triệu đồng.

Trong số đó, Hải thu hơn 15 triệu đồng, Long thu hơn 12 triệu đồng và Vương thu 740.000 đồng. Tổng số tiền nhận từ Hải, Long và Vương là hơn 28 triệu đồng, nhưng chỉ nộp về Ban Quản lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng, còn lại gần 25 triệu đồng chiếm hưởng chia nhau theo chỉ đạo của Hưng "kính."

Tại Cơ quan điều tra, các bị cáo Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương khai nhận từ ngày 1/1-24/9/2018, được chia tổng số tiền là 46,4 triệu đồng. Trong đó, Tiến được hưởng 23,7 triệu đồng, Long được hưởng 11,6 triệu đồng, Vương được hưởng 11,1 triệu đồng.

Tại Cơ quan điều tra, các bị cáo Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Riêng Nguyễn Kim Hưng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ do Cơ quan điều tra đã thu thập được như: Lời khai nhận của các bị cáo Tiến, Hải, Long và Vương phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác thu thập được như lời khai của người làm chứng, biên bản thu giữ vật chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự-Công an thành phố Hà Nội, kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự -Bộ Công an..., Viện Kiểm sát xác định có đủ cơ sở để kết luận Nguyễn Kim Hưng đã đồng phạm với các bị cáo Tiến, Hải, Long và Vương về tội "Cưỡng đoạt tài sản."

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong ngày 25/7./.

 

              TheoVietnamplus

Các tin khác


Doanh nghiệp tự ý sử dụng thông tin cá nhân để khai khống thu nhập là hành vi vi phạm pháp luật

Vừa qua, một số Cục Thuế địa phương phát hiện hành vi liên doanh nghiệp (DN) sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi không phát sinh chi trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân đó.

Tháng 4/2024, xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 4/2024 (số liệu báo cáo tính từ ngày 15/3 đến ngày 14/4), toàn quốc xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người và làm bị thương 1.537 người. So với tháng cùng kỳ năm 2023 tăng 334 vụ (20,11%), giảm 62 người chết (6,84%), tăng 431 người bị thương (38,97%).

Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giảm cả ba tiêu chí

Tình hình trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo tốt, năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024.

Chung tay giúp đỡ người tái hoà nhập cộng đồng

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ người CHXAPT tái phạm tội, vi phạm pháp luật thấp. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định.

Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục