Các bị can đã dùng thủ đoạn gian dối trong việc tạo dựng khách hàng, đưa các mã chứng khoán khống vào hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết, hợp đồng ủy thác lừa đảo chiếm đoạt hơn 299 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án lừa đảo số tiền gần 300 tỷ đồng xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoán SME (viết tắt là SMES), đồng thời phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án.

Mười bị can trong vụ án này gồm Phạm Minh Tuấn (sinh năm 1974, nguyên Tổng Giám đốc SMES); Phan Huy Chí (sinh năm 1975, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc SMES); Nguyễn Huy Sơn (sinh năm 1981, nguyên cán bộ SMES); Nguyễn Phương Lan (sinh năm 1980, nguyên cán bộ SMES); Cao Tuấn Nghĩa (sinh năm 1974, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Anh); Nguyễn Thanh Nam (sinh năm 1975, nguyên Giám đốc SMES - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh); Chu Xuân Lai (sinh năm 1967, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam - viết tắt là PVFI); Lê Xuân Tân (sinh năm 1979, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVFI); Vũ Xuân Công (sinh năm 1980, nguyên Phó Trưởng Ban Dịch vụ tài chính PVFI); Vũ Thị Hồng Lan (sinh năm 1978, nguyên Trưởng Ban dịch vụ tài chính PVFI).

Trong đó, 6 bị can là Phạm Minh Tuấn, Phan Huy Chí, Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Thanh Nam, Nguyễn Phương Lan và Cao Tuấn Nghĩa bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999. Bốn bị can còn lại bị Viện Kiểm sát truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo cáo trạng, Công ty Cổ phần chứng khoán SMES có trụ sở tại số 15 Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đăng ký các ngành kinh doanh như lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán. Vốn điều lệ của Công ty là 255 tỷ đồng.

Người đại diện theo pháp luật là Phan Huy Chí - Chủ tịch Hội đồng quản trị, và Phạm Minh Tuấn - Tổng Giám đốc. Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2011, do cần tiền để sử dụng cá nhân và thanh toán các khoản nợ cũ, Phan Huy Chí, Phạm Minh Tuấn và đồng phạm đã lợi dụng việc SMES là đơn vị được kinh doanh chứng khoán và có khả năng phong tỏa chứng khoán; lợi dụng sơ hở, thiếu sót của các đối tác trong kinh doanh chứng khoán… để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các bị can đã dùng thủ đoạn gian dối trong việc tạo dựng khách hàng, đưa các mã chứng khoán khống vào hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết, hợp đồng ủy thác, cầm cố; xác nhận phong tỏa các mã chứng khoán khống để tạo niềm tin và chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, nay là Công ty Cổ phần PVI (PVI), trên 111 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI), 80 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank). Tổng cộng số tiền mà các bị can đã lừa đảo chiếm đoạt là hơn 299 tỷ đồng.

Để các bị can trên thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của PVFI, có sự tiếp tay, thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm của bốn bị can Chu Xuân Lai (nguyên Tổng Giám đốc PVFI), Lê Xuân Tân (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVFI), Vũ Xuân Công (nguyên Phó Trưởng Ban Dịch vụ tài chính) và Vũ Thị Hồng Lan (nguyên Trưởng Ban Dịch vụ tài chính PVFI).

Bốn bị can này đều là những người có chức trách, nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp song đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao: không làm đúng, đầy đủ Quy trình hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết của PVFI và quy định tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết đã được ký kết giữa PVFI với SMES; khi ký kết các hợp đồng về việc niêm yết chứng khoán không có mặt các bên cùng tham gia; không thực hiện đúng với nội dung hợp đồng... Vì vậy, họ đã tạo điều kiện để cho Phan Huy Chí cùng đồng phạm lợi dụng chiếm đoạt tài sản, dẫn đến thiệt hại cho PVFI gần 110 tỷ đồng./.

 

                               Theo TTXVN

Các tin khác


Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Ngoài những hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn Thông tin cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới có quy mô quốc tế.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.

Gọi anh họ đi đòi nợ bằng vũ lực, bị cáo lĩnh 36 tháng tù treo

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Nguyễn Phi Hổ (SN 1989), trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trước đó, Nguyễn Phi Hổ đã cùng anh họ là Nguyễn Quang Trung (SN 1989) cùng trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức bị TAND huyện Lương Sơn xét xử sở thẩm và xử tổng mức hình phạt 78 tháng tù về tội "cướp tài sản”. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Phi Hổ đã làm đơn kháng cáo xin được lưởng án treo.

Công an tỉnh tiếp nhận hành vi có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn giao thông qua mạng xã hội

Công an tỉnh Hòa Bình ban hành Thông báo số 201/TB-CAT, ngày 22/3/2024 về việc thông báo tiếp nhận những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua phản ánh của tổ chức, cá nhân.

Huyện Cao Phong tăng cường kiểm sát thi hành án hình sự

Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hình sự (THAHS), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Cao Phong đã quản lý, theo dõi đầy đủ, kịp thời các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, qua đó kiểm sát chặt chẽ hoạt động ra quyết định thi hành án (THA), việc áp giải bị án THA phạt tù, việc theo dõi, quản lý bị án phạt tù nhưng được hưởng án treo, cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách…

Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ

Thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành chức năng, công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ được tăng cường, nhiều vụ buôn lậu, tàng trữ, chế tạo pháo nổ số lượng lớn được phá kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục