Theo các luật sư, vụ việc bé sơ sinh bị bỏ rơi ở hố ga dưới trời nắng nóng 40 độ tại Hà Nội không chỉ tàn nhẫn, vô cảm, khiến dư luận xã hội hết sức bất bình mà còn có dấu hiệu tội phạm.



Bé sơ sinh bị mẹ bỏ rơi ở hố ga dưới trời nắng nóng 40 độ.

Liên quan đến vụ việc người mẹ bỏ rơi con tại hố ga bỏ hoang ở Hà Nội, mới đây Công an thị xã Sơn Tây đã làm rõ người phụ nữ bỏ rơi con tại hố ga bỏ hoang trên địa bàn và đang lập hồ sơ xử lý hành vi của người mẹ trên theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với Lao Động ngày 11.6, thạc sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc một em bé sơ sinh bị bỏ rơi tại hố ga 3 ngày dưới trời nắng 40 độ C là một hành vi vô cùng tàn nhẫn, vô cảm, khiến dư luận xã hội hết sức bất bình. Hành vi này không chỉ không thể chấp nhận được về mặt đạo đức mà còn có dấu hiệu tội phạm.

Theo ông Cường, hiện nayĐiều 124 Bộ luật hình sự có quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Cụ thể, người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong trường hợp này, người mẹ bỏ rơi con mới đẻ là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Nếu đứa trẻ thiệt mạng thì người mẹ có thể bị xử lý hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

"Hành vi bỏ mặc con của người mẹ chưa thỏa mãn yếu tố cấu thành tội danh quy định tại Điều 124 BLHS 2015. Tuy nhiên, nếu em bé có những tổn hại về sức khỏe thì người mẹ cũng có thể bị xử lý hình sự về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 nếu thõa mãn cấu thành tội phạm này" - ông Cường phân tích. 

Còn trường hợp, đứa trẻ bị vứt bỏ không tử vong, người mẹ có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29.10.2013 của Chính phủ. Cụ thể, người mẹ có thể bị tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Cũng theo ông Cường, để hạn chế những vụ việc đau lòng như trên diễn ra thì chúng ta cần tập trung tuyên truyền giáo dục pháp luật về sức khỏe, giới tính, sinh sản... Ngoài ra cần tăng cường phát hiện, điều tra xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm để răn đe, phòng ngừa chung.

Còn luật sư Quách Thành Lực(Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, ngược đãi con là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức của mẹ đối với con. Hành động vứt bỏ con của người mẹ có dấu hiệu của tội ngược đãi con theo điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì có thể bị phạt từ 2 năm đến 5 năm tù.

"Dẫu rằng tâm lý người mẹ mới sinh luôn tồn tại sự bất ổn, trầm cảm, có những tư tưởng lạc hậu hoặc gặp những khó khăn khách quan đặt biệt thì cũng không thể biện minh cho hành vi ngược đãi con của người mẹ" - ông Lực nhấn mạnh.


Theo Laodong

Các tin khác


Vụ 200 người áo cam náo loạn quán ốc: Tạm giữ 38 người, kẻ cầm đầu là ai?

Liên quan đến vụ 200 đối tượng mặc áo cam náo loạn tại một quán ốc trên địa bàn quận Bình Tân, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TPHCM đã tạm giữ gần 40 đối tượng, trong đó có Trần Thanh Tuấn, còn gọi "Tuấn B” được xem là đối tượng cầm đầu.

Thanh Hóa có tân Giám đốc Công an tỉnh

Chiều ngày 8-6, tại Công an tỉnh Thanh Hóa, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

Bài học cho những người dùng thủ đoạn cưỡng đoạt tài sản của người khác

(HBĐT) - Không chịu lao động, lại muốn có tiền để tiêu xài, Vì Thị Hiển (SN 1994), trú tại xóm Cha Lang, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã gọi điện, nhắn tin cho một cán bộ huyện đe dọa tung ảnh "nóng” lên mạng xã hội, để cưỡng đoạt số tiền 20 triệu đồng. Với hành vi phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản”, ngày 3/6/2020, TAND tỉnh tuyên phạt Vì Thị Hiển 24 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.

Bắt quả tang đối tượng lừa bán mật ong rừng làm từ... đường mía và nước sôi

Từ cuối năm 2018 cho đến ngày bị bắt, Tài đã tự mua đường mía về pha với nước sôi cùng một số phụ gia khác, sau đó "hô biến” thành mật ong rừng, lừa bán cho nhiều người dân với giá từ 600.000 đồng/lít – 800.000 đồng/lít, trong khi nguyên liệu pha chế chỉ mất khoảng 80.000 đồng.

Tòa án nhân dân huyện Yên Thủy: Đổi mới hoạt động xét xử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

(HBĐT) - Tỷ lệ giải quyết vụ án đạt 91,25%, không có án bị hủy, bị sửa... Đó là những kết quả quan trọng Tòa án nhân dân (TAND) huyện Yên Thủy đã đạt được, nhờ triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị (khóa IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 

Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội

(HBĐT) - Dẫu đã nghe nhiều cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội zalo, facebook, nhưng vì tò mò và tìm hiểu vì sao có nhiều nạn nhân bị lừa, tôi đã nhận cuộc gọi, nói chuyện với nhóm đối tượng lừa đảo. Qua đó, phần nào hiểu được lý do có khá nhiều nạn nhân bị lừa với số tiền lớn và khó có khả năng lấy lại, cho dù có sự hỗ trợ của lực lượng chức năng. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục