(HBĐT) - Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), trong đó chỉ đạo xây dựng các mô hình theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ và giải quyết các vấn đề liên quan đến ANTT xảy ra ở cơ sở đạt được nhiều kết quả. Các mô hình được xây dựng đa dạng, phát huy hiệu quả, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ ANTT, hạn chế nguy cơ nảy sinh tội phạm…


Lực lượng Công an xã Ngọc Lương phối hợp Công an huyện Yên Thủy và Nhân dân tuần tra trên đường giáp ranh Nho Quan - Yên Thủy.

Trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có 19 loại mô hình với 1.236 đơn vị mô hình, được chia thành 5 dạng, gồm: mô hình dạng tổ chức tập hợp quần chúng tự quản; mô hình dạng tổ chức quần chúng mang tính xung kích; mô hình mang tính mục tiêu, khẩu hiệu; mô hình phối hợp giữa công an với các ngành, đoàn thể; mô hình dạng liên kết.

Tiêu biểu trong các mô hình phát huy hiệu quả có mô hình "Tổ dân cư tự quản về ANTT” với 761 đơn vị mô hình. Trong năm 2022, thông qua hoạt động các mô hình "Tổ dân cư tự quản về ANTT”, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho cơ quan chức năng trên 300 nguồn tin có giá trị. Đây là mô hình điển hình được thành lập từ năm 1993, trước đây có tên gọi là "Tổ lũy tre xanh” tại xóm Lạc Vượng (xã Yên Lạc cũ), nay là khu phố Lạc Vượng, thị trấn Hàng Trạm. Mô hình ra đời từ thực tiễn đời sống, sinh hoạt của các hộ dân trong cùng khu dân cư, từ 20 - 30 hộ thành lập 1 tổ. Năm 1996, nhận thấy mô hình phát huy hiệu quả, Công an huyện Yên Thủy đã tham mưu UBND huyện đổi tên thành "Tổ liên gia tự quản về ANTT”, sau đó nhân rộng ra toàn huyện, toàn tỉnh. Năm 2019, UBND tỉnh ra Quyết định số 27/2019/QĐ-UBND, ngày 8/8/2019 thay tên gọi "Tổ liên gia tự quản về ANTT” thành "Tổ dân cư tự quản về ANTT”; ban hành quy chế về tổ chức, hoạt động của tổ gắn liền với quyền, lợi ích, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, hộ gia đình.

Nét nổi bật trong xây dựng mô hình "Tổ dân cư tự quản về ANTT” là hợp lòng dân, giải quyết tốt các vụ việc mâu thuẫn phát sinh, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nhân dân hỗ trợ, giúp nhau trong xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế,thăm hỏi, động viên lúc ốm đau, hoạn nạn…

Hay như với mô hình camera an ninh. Năm 2019, Công an xã Yên Trị tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng mô hình "Camera giám sát ANTT và hoạt động giao thông”. Đồng chí Bùi Văn Thập, Bí thư Đảng ủy xã Yên Trị cho biết: "Là xã có điều kiện thuận lợi phát triển KT-XH nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về ANTT. Với sự chủ động tham mưu của Công an xã, chúng tôi đã vận động, tuyên truyền Nhân dân, các nhà tài trợ đóng góp tiền mua trang thiết bị, xây dựng mô hình. Đến nay, toàn xã có 75 hộ tự lắp camera an ninh, nhiều gia đình lắp từ 3 camera giám sát trở lên. Nhờ vậy, khi có vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra, Công an xã liên hệ trích xuất phục vụ công tác xác minh, điều tra hiệu quả”. Mô hình hiện đã được triển khai tại 6 xã: Bảo Hiệu, Yên Trị, Ngọc Lương, Lạc Thịnh, Phú Lai và thị trấn Hàng Trạm. Thông qua hoạt động mô hình đã giúp điều tra, khám phá trên 30 vụ việc xảy ra liên quan đến ANTT, nhất là các vụ trộm cắp tài sản, tai nạn giao thông, đặc biệt là sử dụng hình ảnh ghi lại để làm căn cứ xác minh, làm rõ vụ việc.

"Cụm an ninh giáp ranh” cũng là mô hình hoạt động hiệu quả. Được thành lập từ năm 2002, Cụm an ninh giáp ranh 235 giữa 3 huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy và Nho Quan (Ninh Bình) đã ký kết quy chế phối hợp về đảm bảo ANTT. Trong 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, 3 huyện và các xã giáp ranh, trong đó lực lượng công an đóng vai trò tham mưu, nòng cốt đã phối hợp tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền với gần 55.000 lượt người tham gia; tổ chức 302 hội nghị lấy ý kiến Nhân dân; xây dựng trên 500 tin, bài, phóng sự về ANTT. Quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an các đơn vị điều tra, xác minh, làm rõ 941/980 vụ việc, đạt 96%, thu hồi tài sản trị giá 690 triệu đồng trả lại cho bị hại; phối hợp các tổ hòa giải hòa giải 128 vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong Nhân dân. Nhờ đó, tình hình ANTT trên địa bàn 5 xã giáp ranh luôn được giữ vững ổn định; phạm pháp hình sự được kiềm chế và giảm dần, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, vụ việc nổi cộm, phức tạp về ANTT. Trong năm 2022, thông qua mô hình "Cụm an ninh giáp ranh” đã trao đổi, cung cấp trên 70 thông tin góp phần điều tra, giải quyết trên 50 vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn huyện Yên Thủy và các huyện giáp ranh.

Đồng chí Bùi Thị Bình, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Yên Thủy đánh giá: "Có thể khẳng định, các mô hình trong phong trào TDBVANTQ trên địa bàn huyện ngày càng nhiều, có cách làm hay, sáng tạo, hoạt động của các mô hình hiệu quả, góp phần đảm bảo ANCT, TTATXH, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đem lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân”.


Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Huyện Mai Châu đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Theo đánh giá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH) trên địa bàn huyện Mai Châu trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được giữ vững, ổn định. Trên địa bàn huyện không phát sinh đơn thư, khiếu nại vượt cấp, không xảy ra "điểm nóng” phức tạp về ANTT. Tuy nhiên, tình hình di dịch cư tự do tại khu vực Suối Rằm xã Cun Pheo còn tiềm ẩn phức tạp. Qua nắm tình hình đã phát hiện phát sinh thêm 1 hộ, 6 nhân khẩu. Hiện tại khu vực Suối Rằm còn 20 hộ với 123 nhân khẩu di dịch cư tự do.

Công an huyện Cao Phong giữ vững danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”

Là địa bàn nằm trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hoá, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số điểm nóng, nhất là hoạt động trung chuyển ma tuý diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Một số loại tội phạm về cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản... vẫn diễn ra gây bức xúc dư luận.

Trộm hơn 100 tấn cám của doanh nghiệp nước ngoài, 7 lái xe phải hầu tòa

Ngày 14/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Nguyễn Đức Luân (SN 1978), Lê Văn Thông (SN 1977) cùng trú tại xã Nam Phú An, huyện Chương Mỹ (Hà Nội); Hoàng Văn Linh (SN 1988), trú tại thị trấn Lương Sơn; Bùi Quang Huy (SN 1988), trú tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình); Đinh Văn Cường (SN 1986), trú tại huyện Nho Quan (Ninh Bình); Đoàn Quốc Khánh (SN 1987) và Đinh Xuân Thành (SN 1990), trú tại xã Tân Vinh (Lương Sơn) về tội trộm cắp tài sản.

Chém bạn nhậu tổn hại 22% sức khỏe, bị cáo lĩnh 9 năm tù

Ngày 15/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Bùi Thanh Hải (SN 1982), trú tại xã An Bình (Lạc Thủy) về tội "Giết người”.

Hiệu quả từ phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến

Với mục tiêu "Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa”, thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó có nội dung tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế của kiểm sát viên (KSV) trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự.

Huyện Yên Thủy, Lạc Sơn: 240 phụ nữ nòng cốt được tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình

Trong tháng 2, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Yên Thủy, Lạc Sơn tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình cho 240 hội viên phụ nữ nòng cốt và người dân trên địa bàn 4 xóm thực hiện dự án của 2 huyện là: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục