Theo kế hoạch, sáng 22/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 50 bị cáo trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).


Lực lượng chức năng khám xét và niêm phong, thu giữ tài liệu tại trụ sở FLC.

 

Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Văn Quyết (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt) và 2 em gái bị cáo Quyết là Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga cùng 5 thuộc cấp bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về 2 tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (theo quy định tại quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự) và "Thao túng thị trường chứng khoán” (theo quy định tại Điều 211, khoản 2, điểm b - Bộ luật Hình sự).

Có tổng số 90 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, trong đó riêng bị cáo Trịnh Văn Quyết có 4 luật sư bào chữa.

Để chuẩn bị cho phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã triệu tập 38 pháp nhân là các công ty có liên quan đến việc chuyển tiền ra - vào của Tập đoàn FLC, bao gồm các công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn FLC như: Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros, Công ty cổ phần chứng khoán BOS, Công ty cổ phần hàng không Tre Việt, Công ty cổ phần đầu tư tài chính và quản lý tài sản RTS… Ngoài hệ sinh thái FLC còn có một số công ty bên ngoài Công ty cổ phần nông dược HAI, Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển địa ốc Khánh Hòa, Công ty trách nhiệm hữu hạn NewLand Holdings Việt Nam…

Ngoài ra, Tòa còn triệu tập 22 người làm chứng, 21 cá nhân liên quan (là những người nhận tiền, chuyển tiền cho bị cáo Trịnh Văn Quyết), 8 giám định viên (gồm 2 giám định viên của Bộ Tài chính, 6 giám định viên của Ủy ban chứng khoán Nhà nước), 4 ngân hàng (trong đó có: Vietinbank, OCB, PublicBank Việt Nam…).

Trước ngày xét xử, luật sư của bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết gia đình bị cáo Quyết đã nộp khắc phục thêm 23 tỷ đồng, nâng tổng số tiền khắc phục hậu quả vụ án của cựu Chủ tịch FLC lên hơn 210 tỷ đồng. Đồng thời, bị cáo Quyết tiếp tục vận động người thân "nộp tối đa tiền khắc phục hậu quả vụ án trước và khi Tòa đang xét xử".

Luật sư cũng cho biết thêm, đã nộp tới Tòa 376 văn bản với hơn 4.280 người ký tên xin giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng các bị cáo khác trong vụ án.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi gian dối tăng khống vốn góp chủ sở hữu tại Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng sau đó hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

 

Để chiếm đoạt được tiền, Trịnh Văn Quyết giao cấp dưới trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động để hợp thức hồ sơ nâng vốn khống; trực tiếp nhờ một số cá nhân đứng tên là cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty Faros. Các bị cáo thuộc Công ty Faros, Công ty kiểm toán, người thân quen của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế… đã ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống; ghi nhận thông tin gian dối này vào Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

 

Các bị cáo thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng Ủy ban chứng khoán Nhà nước, VSD và sàn HOSE đã sử dụng những thông tin gian dối trên Báo cáo tài chính kiểm toán và hồ sơ tài liệu của Công ty Faros cung cấp để chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE. Với động cơ, mục đích, thủ đoạn nêu trên, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán 391.155.480 cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.

Mặt khác, nhằm mục đích thu lợi bất chính trên thị trường chứng khoán thông qua các cổ phiếu đã niêm yết của các Công ty trong Tập đoàn FLC, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế mượn giấy tờ cá nhân của 45 cá nhân là người thân, nhân viên thuộc Tập đoàn FLC để thành lập, đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán đứng tên các cá nhân, pháp nhân (trong đó Trịnh Văn Quyết đứng tên 23 tài khoản chứng khoán) tại 41 công ty chứng khoán và chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế để Huế chỉ đạo Trịnh Thị Thúy Nga cấp khống tiền cho các tài khoản do Huế quản lý, sử dụng để Trịnh Thị Minh Huế thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART như: liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán khớp nội nhóm (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu); mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở của đóng cửa; đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu nói trên, thu lợi bất chính số tiền 723 tỷ đồng.

 

 

Theo Baotintuc

Các tin khác


Mua ma túy bán lẻ, 2 bị cáo lĩnh tổng hình phạt 24 năm tù

Ngày 18/7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm theo hình thức trực tuyến rút kinh nghiệm đến TAND các huyện, thành phố trong tỉnh và một số tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Các bị cáo bị đưa ra xét xử là Hà Văn Huynh (SN 1972) và Vũ Tuấn Phương (SN 1968), cùng trú tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”.

Phiên phúc thẩm vụ án Việt Á và Học viện Quân y: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho các bị cáo

Chiều 17/7, tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Học viện Quân y, đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Khẩn trương xác minh nhân thân các nạn nhân thiệt mạng tại khách sạn ở Bangkok

Bộ Ngoại giao đang khẩn trương phối hợp với Bộ Công an xác minh nhân thân của 6 người thiệt mạng tại khách sạn ở Bangkok (Thái Lan) tối 16/7/2024.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng trong vụ 3 công nhân tử vong tại hầm thủy điện Nậm Cuổi 1

Ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đã quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Văn Duẩn (sinh năm 1986, trú tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại Công trường thi công hầm thủy điện Nậm Cuổi 1, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn.

Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng 1.000 tỷ đồng

Từ đầu tháng 5/2024 cho đến khi bị bắt bắt giữ, nhóm đối tượng đã giao dịch đánh bạc qua tài khoản với số tiền ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.

Huyện Lạc Thủy chung tay phòng, chống ma túy

Theo Công an huyện Lạc Thủy, hồi 12h30’ ngày 25/6/2024, tại quốc lộ 21 thuộc địa phận thôn Đầm Đa, xã Phú Nghĩa, tổ công tác Công an huyện phối hợp Công an xã Phú Nghĩa bắt quả tang đối tượng Nguyễn Hồng Quân, sinh năm 1970, thường trú tại thôn Tân Thành, xã Phú Nghĩa tàng trữ trái phép chất ma tuý. Tiếp tục điều tra mở rộng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện bắt đối tượng Trịnh Văn Kiên, sinh năm 1986, thường trú tại thôn Sỏi, xã Phú Thành là đồng phạm với Nguyễn Hồng Quân. Các đối tượng đã bị tạm giữ hình sự để tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là 1 trong 3 vụ việc về ma túy trong tháng 6/2024 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục