Ngày 24/12, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm trực tuyến giữa Hội trường xét xử TAND cấp cao và Hội trường xét xử TAND tỉnh Hoà Bình theo đơn kháng cáo của các bị hại bị Bùi Văn Tuấn (SN 1991), trú tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc sử dụng các loại giấy tờ giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Bùi Văn Tuấn tại phiên tòa phúc thẩm.
Trước đó, bị cáo Bùi Văn Tuấn đã bị TAND tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Trốn khỏi nơi giam giữ.
Để có tiền chi tiêu, tháng 9/2022, Bùi Văn Tuấn đã gặp và đưa ra thông tin gian dối với chị Bùi Thị Phương (SN 1989), trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông (Hà Nội) về việc chuyển nhượng 5ha đất thuộc khu vực hồ Phoi, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng. Trong đó, Bùi Văn Tuấn đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhận của chị Bùi Thị Phương hơn 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Tuấn còn làm giả thêm 1 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của mình để lưu hành (giấy tờ xe đã bị Tuấn thế chấp tại Công ty Dịch vụ tài chính để vay tiền). Trong quá trình giam giữ chờ xét xử, Tuấn đã lợi dụng sơ hở của cán bộ quản lý để trốn khỏi nơi giam giữ.
Với hành vi phạm tội nêu trên, tại phiên tòa sơ thẩm, Bùi Văn Tuấn đã bị Hội đồng xét xử TAND tỉnh tuyên phạt tổng mức án cho 3 tội danh là 18 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Bùi Văn Tuấn đã không có kháng cáo. Tuy nhiên, về phía các bị hại là chị Bùi Thị Phương và Công ty Dịch vụ tài chính đã có đơn kháng cáo không đồng ý truy thu số tiền bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt, mà yêu cầu phải có trách nhiệm trả thêm phần lãi suất đối với số tiền đã chiếm đoạt.
Tại phiên tòa xét xử, sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, Hội đồng xét xử TAND cấp cao đã bác toàn bộ kháng cáo của những người có quyền lợi liên quan. Giữ nguyên các quyết định về phần hình phạt và trách nhiệm dân sự đối với bị cáo như bản án sơ thẩm đã tuyên.
M.H
Ngày 23/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp Công an tỉnh và các Sở: Tài chính, Công thương, Khoa học và công nghệ tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu.
Mặc dù không phải là hoạt động tội phạm mang tính nổi bật, tuy nhiên, do tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các đối tượng tội phạm mua bán người (MBN) mang yếu tố nguy hiểm, phức tạp, hoạt động có tổ chức, theo đường dây khép kín, phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện, khó đấu tranh nên thời gian qua, các cơ quan chức năng thường xuyên phát thông báo nhằm cảnh báo về loại tội phạm này đến người dân.
Các đối tượng lừa đảo tự xưng là Trưởng Công an huyện Cái Bè dẫn dụ người dân truy cập vào đường link do các đối tượng chỉ ra để lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo (BCĐ) 09 tỉnh vừa ban hành Công văn số 189/CV-BCĐ về việc phối hợp thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh.
Là lực lượng được tuyển chọn từ quần chúng nhân dân, thông thuộc địa bàn, hiểu rõ thói quen, nếp sống, phong tục tập quán người dân, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở có lợi thế trong việc nắm bắt tình hình địa bàn, tham mưu, đề xuất các giải pháp bảo đảm ANTT. Kế thừa và phát triển từ các lực lượng quần chúng tự quản về ANTT trước đó, mỗi thành viên lực lượng bảo vệ ANTT còn tích cực hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng Công an thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất trên địa bàn.
Hoạt động các mỏ vật liệu xây dựng (VLXD) lâu nay luôn là vấn đề "nóng” vì ảnh hưởng đến môi trường, hạ tầng, đời sống nhân dân. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản (KTKS) làm VLXD, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.