Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 4/CĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025.

Chú thích ảnh
Cảnh sát giao thông xử lý một trường hợp điều khiển xe máy vượt đèn đỏ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Công điện nêu: Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 132/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025, dự báo lưu lượng giao thông sẽ tiếp tục gia tăng, tạo áp lực lớn cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Công điện số 132/CĐ-TTg; đồng thời chú trọng một số nội dung:

Có kế hoạch đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao, ứng phó hiệu quả với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông có tính phổ biến trong các dịp lễ, Tết để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của Nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư y tế để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc khám, chữa bệnh, nhất là cấp cứu, cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người.

Các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng và nội dung tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025; chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông; hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đặc biệt là trên đường cao tốc; các thông tin hỗ trợ hướng dẫn Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ Tết; kế hoạch phục vụ vận tải; các bài học kinh nghiệm rút ra từ các vụ tai nạn giao thông vào các dịp Lễ, Tết các năm trước; kiên trì tuyên truyền Nhân dân thực hiện các quy tắc giao thông an toàn "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; không sử dụng điện thoại khi lái xe; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, tuân thủ quy định về tốc độ; tuyên truyền hỗ trợ quá trình thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; biểu dương thông tin người tốt việc tốt và các hành vi văn hóa giao thông tốt; thường xuyên cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, các nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, đường ngang qua đường sắt, đường thủy nội địa, các tuyến giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, các khu vực tổ chức các sự kiện, Lễ hội.

Kế hoạch của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải bảo đảm cụ thể, có danh mục công việc chi tiết, có phân công cơ quan chịu trách nhiệm và bố trí nguồn lực để thực hiện. Trong quá trình thực hiện có giám sát, đôn đốc và tổng kết, đánh giá định lượng hiệu quả bằng các chỉ tiêu cụ thể.

Phân công đầu mối có thẩm quyền tổ chức trực theo chế độ 24/7, báo cáo tình hình bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025 (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mồng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (trong đó báo cáo nhanh gửi trước 14 giờ hằng ngày; báo cáo tổng hợp của 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ gửi trước 14 giờ ngày 2/2/2025).

Giao Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước 15 giờ ngày 2/2/2025.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nghị định 168 góp phần xây dựng văn hoá giao thông Hà Nội an toàn, văn minh

Sau nửa tháng triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP, bức tranh về văn hoá giao thông tại Hà Nội thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực. Hình ảnh người dân xếp hàng chờ đèn tín hiệu, đi đúng làn đường trên nhiều tuyến phố ngày càng phổ biến, tạo nên diện mạo giao thông văn minh hơn.

Kiến nghị của các hộ dân xóm Kẽm, xã Lâm Sơn về giao đất chồng lấn không có cơ sở

Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông, bà: Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Ngọc Dũng, Kiều Đăng Nam, Lê Thị Hồng Thắng, Khuất Tự Long, cùng trú tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn), đại diện cho 26 hộ dân phản ánh về việc: Từ năm 1970, các hộ gia đình đã đến khu vực xóm Kẽm khai hoang, phục hóa hơn 30ha đất rừng để trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Trên phần diện tích đất này, các hộ sử dụng ổn định không có tranh chấp. Nhưng đến năm 1991, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình đã lập rào chắn và tìm cách ngăn cản các gia đình sử dụng phần diện tích đất khai hoang, phục hóa từ năm 1970, lý do hơn 30ha này đã được UBND tỉnh giao cho công ty sử dụng. Việc này người dân không được biết, gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất (SDĐ) của nhân dân...

Bộ CHQS tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị năm 2025

Ngày 15/1, Bộ CHQS tỉnh tổ chức tổng kết hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tọa đàm, trao đổi giữa Bộ CHQS tỉnh và đoàn cán bộ, học viên lớp đào tạo chỉ huy cao cấp của Quân đội hoàng gia Campuchia

Ngày 15/1, Bộ CHQS tỉnh và Học viện Quốc phòng tổ chức tọa đàm, trao đổi về công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) với đoàn cán bộ, giảng viên, học viên lớp đào tạo ngắn hạn chỉ huy, tham mưu cao cấp của Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa

Sáng 15/1, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác liên quan vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" tại dự án Hạc Thành Tower, quy định tại khoản 3, điều 219, Bộ Luật Hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục