Thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục, các trường THPT dân lập của Hà Nội những năm gần đây "mọc" lên khá nhiều. Các khoản thu của trường dân lập khá cao do "đánh" trúng tâm lý "chạy đua" cho con đi học với phương châm "có tiền mua tiên cũng được" của một số phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, thực tế việc bảo đảm chất lượng giáo dục ở một số trường THPT dân lập lại kém xa so với kỳ vọng của phụ huynh, học sinh.

 
Thành phố Hà Nội hiện nay có 90 trường THPT ngoài  công lập,  trong đó có 55 trường THPT dân lập. Theo quy định của ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT), trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục; tổng diện tích mặt bằng của trường ít nhất phải đạt 6 m2/học sinh trở lên đối với trường nội thành và 10 m2 trở lên đối với các trường thuộc khu vực khác. Tuy nhiên, có hàng loạt trường THPT dân lập cơ sở vật chất, địa điểm dạy và học chỉ là thuê, mượn trong thời gian ngắn, không bảo đảm quy mô và chất lượng. Trung bình diện tích trường học trên tổng số học sinh nhiều trường rất thấp như: Trường THPT dân lập Bắc Hà chỉ đạt 0,9 m2/học sinh, Trường THPT dân lập Văn Lang đạt 1,5  m2/học sinh...


Tại Trường THPT dân lập Hà Nội, tháng 7-2009, toàn bộ học sinh dù không muốn cũng phải "khăn gói" chuyển địa điểm từ 418 đường Ðê La Thành (Ðống Ða) về số 11 đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) và số 88 Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm), cách địa điểm cũ bốn đến năm km để học tập. Nguyên nhân do địa điểm cũ thuê lại của Trường đại học Văn hóa Hà Nội đã hết thời hạn. Ðịa điểm thuê mới (chủ yếu ở 131 Nguyễn Trãi) thuê lại của Trường trung học Công nghệ chế tạo máy cũng chật hẹp. Với tám phòng học, trung bình mỗi phòng chưa đến 40 m2 (trong khi quy định tối thiểu phòng học là 50 m2) dành cho gần 400 học sinh của cả ba khối 10, 11 và 12 theo học. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Hà Nội Nguyễn Hà Ðộng thừa nhận, ngoài các phòng học chật hẹp, trường cũng chưa có phòng học bộ môn, thư viện và một số đồ dùng, thiết bị dạy học khác; tỷ lệ học sinh/giáo viên còn cao.


Ðáng chú ý, theo quy định trong vòng 5 năm các trường THPT phải xây dựng trường sở tương ứng quy mô, ngành nghề đào tạo như đề án ban đầu. Tuy nhiên, tại cuộc kiểm tra mới đây về điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT dân lập của Sở GD và ÐT Hà Nội cho thấy: Toàn thành phố còn hơn 60 trường ngoài công lập hoạt động hơn 5 năm nhưng cơ sở vật chất vẫn đang thuê, mượn. Các điều kiện tối thiểu nhất để bảo đảm chất lượng đều bị các trường bỏ qua. Ðiển hình là Trường THPT dân lập Lê Hồng Phong mặc dù thành lập từ năm 1998 nhưng khi kiểm tra, bộ máy tổ chức hoạt động của nhà trường chỉ có một hiệu trưởng có quyết định công nhận từ năm 1998 (trong khi quy định thời hạn công nhận hiệu trưởng là 5 năm), không có hiệu phó. Thậm chí, Trường THPT dân lập Lê Hồng Phong còn hợp đồng với cả giáo viên thỉnh giảng trình độ cao đẳng sư phạm giảng dạy học sinh THPT. Sau 12 năm thành lập, đến nay trường cũng chỉ thuê được ba phòng học văn hóa cấp bốn, hệ thống trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo danh mục quy định tối thiểu của 12 môn học và thiết bị dùng chung đều không có.


Không chỉ các trường dân lập có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hạn chế mà các trường quốc tế, có yếu tố nước ngoài cũng có hàng loạt các vi phạm về điều kiện tối thiểu bảo đảm chất lượng. Tại trường song ngữ quốc tế Ho-Ri-Zon, mặc dù đã tuyển sinh và chính thức đi vào hoạt động từ năm học 2009-2010 nhưng đến hết học kỳ I năm học 2009-2010, hiệu trưởng (là người nước ngoài) và hai hiệu phó vẫn chưa được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định mà do chi nhánh Công ty TNHH song ngữ quốc tế Ho-Ri-Zon tự phong. Trong số năm phòng học của trường, không có phòng học nào đủ tiêu chuẩn về kích thước tối thiểu...


Ngoài hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu không bảo đảm, trong năm học 2009-2010, nhiều trường THPT dân lập lại "vô tư" tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu được giao khiến quy mô đào tạo vượt quá khả năng về điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học như:  Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh - Thanh Xuân tuyển vượt 130 chỉ tiêu, THPT dân lập Ðinh Tiên Hoàng - Ba Ðình tuyển vượt 68 học sinh, THPT dân lập Hoàng Diệu tuyển vượt 50 chỉ tiêu...


Không thể phủ nhận vai trò của các trường ngoài công lập trong thực hiện mục tiêu xã hội hóa, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, phát triển quy mô giáo dục phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng. Việc các trường THPT dân lập tại Hà Nội không có đủ điều kiện tối thiểu bảo đảm chất lượng giáo dục vẫn tổ chức dạy học cần được xử lý nghiêm túc. Ngay trong quá trình xem xét, quyết định thành lập trường dân lập, các cấp có thẩm quyền cần kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm chất lượng của nhà đầu tư. Mặt khác, Sở GD và ÐT cần kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cam kết của các trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học... Cần có cơ chế xử lý nghiêm đối với các trường sau 5 năm thành lập không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện của một trường THPT dân lập. Trong trường hợp các trường không chấp hành đúng pháp luật, các quy chế, quy định, không bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học có thể dừng việc giảng dạy, dừng tuyển sinh, tiến tới đình chỉ hoạt động hoặc giải thể trường. Chánh văn phòng Sở GD và ÐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, Sở đã tạm dừng giao chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2010-2011 của 14 trường THPT dân lập không bảo đảm các điều kiện tối thiểu phục vụ dạy và học.
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Chủ động giải pháp phòng cháy trong các khu công nghiệp

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Huyện Kim Bôi: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong 

Hồi 17h ngày 7/5, tại Km 22+850m, đường Trường Sơn A thuộc thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô biển kiểm soát 28G1-326.97 do Bùi Anh N, sinh năm 2003, trú tại xóm Khả, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) điểu khiển chở sau Nguyễn Văn D, sinh năm 2003, trú tại xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) di chuyển hướng ngã ba Bãi Chạo đi ngã ba Bãi Lạng với xe mô tô biển kiểm soát 28B1-342.59 do Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1992, trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chở sau Bùi Bình A, sinh năm 2018 và Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 2020, cùng trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn di chuyển sang đường.

Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục