Cô Trần Thị Ngời đã làm phiên dịch nhiều năm cho các phạm nhân bị khiếm thính.

Cô Trần Thị Ngời đã làm phiên dịch nhiều năm cho các phạm nhân bị khiếm thính.

"Thiếu tiền thì đi cướp, chỉ với 1 tô phở cũng bị dụ đi cướp giật, nổi giận đánh người gây tử vong, thậm chí đi cướp giật cũng chỉ để vào tù ngồi cho đỡ bị la mắng… Nhưng xót xa là ở chỗ những người khiếm thính ấy không được ai chỉ cho tường tận rằng cần phải biết tự chủ nhiều hơn, rằng những hành động bột phát ấy là vi phạm pháp luật nghiêm trọng".

Hiệu trưởng Trường Hy vọng 1, cô Trần Thị Ngời, người phiên dịch cho các đối tượng phạm pháp là người khiếm thính trong khoảng gần chục năm nay tại TP HCM chia sẻ rằng, bình quân, mỗi tháng, có khoảng 3 đến 4 vụ việc liên quan đến người khiếm thính mà cô được mời tham gia. Thật đau xót bởi số người khiếm thính phạm pháp, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay đang tăng vọt, trong khi vài năm trước, số vụ việc tương tự do đối tượng này gây ra ít hơn rất nhiều.

Bi kịch của những tội đồ bất hạnh

"Thiếu tiền thì đi cướp, chỉ với 1 tô phở cũng bị dụ đi cướp giật, nổi giận đánh người gây tử vong, thậm chí đi cướp giật cũng chỉ để vào tù ngồi cho đỡ bị la mắng… Nhưng xót xa là ở chỗ trước đó những người khiếm thính ấy không được ai chỉ cho tường tận rằng cần phải biết tự chủ nhiều hơn, rằng những hành động bột phát ấy là vi phạm pháp luật nghiêm trọng".

Đó là tổng kết của cô giáo Trần Thị Ngời, Hiệu trưởng Trường Khuyết tật Hy vọng 1, TP HCM sau gần chục năm liên tục được các cơ quan điều tra, tòa án… mời làm phiên dịch cho những người khiếm thính phạm pháp.

Cô Ngời kể rằng, chỉ riêng trong tháng 5 này đang có đến 4 vụ người khiếm thính phạm pháp bị giam giữ tại 4 trại tạm giam của Công an tại TP HCM mà cơ quan điều tra đang nhờ cô làm phiên dịch nhưng khiến cô đau lòng, nhất là trường hợp của đối tượng có tên Cường, đang bị tạm giam tại Trại giam Chí Hòa.

Tiếp xúc với y lần đầu tiên khi được các cán bộ điều tra mời lên trại giam làm phiên dịch giúp trong quá trình điều tra một vụ trọng án vào tháng 9/2009, hình ảnh của Cường khi ấy là một gã trai rất đáng ghét: ngông nghênh, một mực cho rằng mình chẳng làm gì sai. Tuy nhiên, kinh nghiệm của một nhà giáo nhiều năm gắn bó với người khiếm thính, nhiều năm làm cầu nối giữa người khiếm thính phạm pháp với cơ quan điều tra nên cô nhận ra ngay rằng, đằng sau vẻ ngoài khỏe mạnh kia là cả một "cái đầu" hoàn toàn kém xa người bình thường.

Phải sau nhiều thời gian tiếp cận, cô mới được biết, cha mẹ Cường ly dị khi y còn rất nhỏ nên Cường sống với mẹ. Bị câm điếc nên mới chỉ học hết lớp 2, Cường ở nhà, ai kêu gì thì làm nấy, thiếu hẳn sự tương tác với cộng đồng theo lẽ thông thường và tất nhiên, cũng giống như bao người khiếm thính khác, sự nhận thức nơi Cường được người đời nói một cách tế nhị là "ngắn nghĩ", bản năng.

Trưởng thành, Cường cũng lập gia đình, đã một cô con gái, quanh quẩn với công việc chạy chở hàng thuê, rảnh rỗi thì hẹn nhau tụ tập hoặc cùng ngồi trước màn hình máy tính, "chat chit" với những người đồng cảnh. Cũng chính trong những lần chat để giết thời gian ấy, Cường làm quen, "tán đổ" một cô gái khiếm thính và thường cùng tụ tập cùng một nhóm tại quán cà phê cóc của một phụ nữ cũng khuyết tật như Cường tại Công viên 23-9, quận 1, TP HCM.

Sau một thời gian, chủ quán phát hiện Cường có vợ liền mách cô gái nọ. Biết chuyện, một ngày tháng 9/2009, y nổi giận đến "dằn mặt kẻ phá đám". Người đàn ông cùng nhóm nhảy ra can, lỡ mạnh tay nên Cường nổi khùng quay sang giập đầu nạn nhân xuống đất khiến anh ta chết ngay sau đó không lâu. Cường bị bắt.

Ngày đầu tiên tiếp xúc cùng cán bộ điều tra qua cô Ngời, Cường tỉnh bơ ra hiệu rằng mình làm thế là đúng. Cho đến nay, sau khá nhiều lần tiếp xúc, được cả người phiên dịch và cán bộ điều tra "miệt mài", kiên nhẫn giải thích rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khiến nạn nhân tử vong, Cường mới biết mình sai.

Cô độc và thiếu hiểu biết: con đường dẫn đến phạm pháp

Thực tế, so với nhiều đối tượng của các vụ án khác mà cô Ngời được mời với tư cách là người phiên dịch thì trường hợp của Cường còn dễ giao tiếp hơn rất nhiều. Mà thường đã điếc thường đi kèm với câm nên giao tiếp khó càng thêm khó.

Có không ít những trường hợp, ngay cả giáo viên của người khiếm thính lâu năm như cô cũng "mướt mồ hôi hột", ngồi cả buổi, dùng đủ mọi cách, từ cử chỉ tay, chân, miệng đến viết, vẽ, xấp giấy trên bàn đủ để làm cả tập sách dày mà thông tin thu về cũng chưa được bao nhiêu. Lý do rất đơn giản bởi quanh năm họ chỉ quanh quẩn ở phạm vi hẹp, giao tiếp ở mức tối thiểu với người xung quanh. Có khi, ngay người thân của họ cũng không hiểu được người khiếm thính đang muốn nói gì. Thế nên, một sự tương tác rộng với cộng đồng chỉ là điều không tưởng.

Không được giáo dục, chỉ bảo nên dù thần kinh bình thường thì nhận thức của họ rất kém. Ngay những người được học ngôn ngữ của người khiếm thính cũng không thể chuyển tải hết nội dung muốn nói vì hiện tại, kho ký hiệu giao tiếp cho đối tượng này còn hạn chế, mới chỉ dừng ở con số 32.000. Chị Dương Phương Hạnh, chủ nhiệm câu lạc bộ người khiếm thính chia sẻ.

Được biết, hiện tại Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người khiếm thính. Tại TP HCM có 3.522 người khiếm thính. Tuy nhiên, nếu người khiếm thị có sách nói, được học chữ nổi, những người khuyết tật chân, tay có nhiều cách để giao tiếp với cộng đồng, có nhiều cơ hội học hỏi, tìm hiểu, nâng cao hiểu biết thì với người câm điếc, chỉ có cách chuyển tải bằng hình ảnh là phổ biến nhưng cách làm này rất nhiều hạn chế.

Nhìn vẻ ngoài khỏe mạnh, ít ai nghĩ rằng Nguyễn Anh Khoa, Bùi Ngọc Đức, hai trong số các đối tượng khuyết tật bị bắt vì tội cướp giật tại TP HCM.

Cũng là một trong những phiên dịch khá thường xuyên cho những người khiếm thính phạm pháp, cô Tôn Nữ Thị Nhi, Hiệu trưởng Trường Hy vọng quận 8 kể rằng, việc thiếu cơ hội được giao tiếp, thiếu sự cảm thông và chia sẻ của người thân khiến người khiếm thính ở những miền quê càng trở nên cô độc. Thiếu hiểu biết, họ hành động rất bản năng.

Cô Nhi còn nhớ rất rõ, trong một lần được mời làm phiên dịch cho một đối tượng người Long An. Anh ta đã gần 30 tuổi, gia đình tương đối khá giả, không cho đi làm. Câm điếc nhưng họ vẫn có những nhu cầu cần tiêu tiền như người bình thường. Phải xin người thân, bị la mắng liên tục, cũng không có chỗ nào để đi, anh ta nhảy ra đường đi giật dây chuyền. Ngồi trước cơ quan điều tra, anh ta bảo mình đi cướp với mục đích được vào tù, có chỗ ngồi mà đỡ bị nghe mắng… Rất nhiều lần, cô chứng kiến cảnh phụ huynh bị mời lên cơ quan điều tra khi con em phạm pháp thì hành động đầu tiên là bạt tai và quát: "Sao mày ngu thế!".

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng không hiểu vì sao họ chăm lo cho con hết mức, không bắt làm việc gì nhưng chúng vẫn phạm tội. Họ không hiểu rằng, vì thiếu sự lắng nghe, sự giao tiếp, thiếu sự tương tác với cộng đồng, vô tình bị cô lập trước cộng đồng khiến trí tuệ người khiếm thính không bình thường, dù rằng, thần kinh của họ vẫn ổn. Cái họ cần, không phải sự nuông chiều mà là sự quan tâm giáo dục, chỉ bảo, giao tiếp hàng ngày. Nhưng để làm được điều này, chỉ tự thân cha mẹ thôi thì không đủ mà còn cần sự chung tay tạo môi trường sinh hoạt từ các tổ chức đoàn thể, xây dựng thêm các chương trình đặc biệt cho người khiếm thính cũng như đầu tư mở rộng mô hình đào tạo ngôn ngữ ký hiệu của Nhà nước trong thời gian tới…

                                                                                     Theo Báo CAND

Các tin khác


Chủ động giải pháp phòng cháy trong các khu công nghiệp

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo, không để xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Huyện Kim Bôi: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người tử vong 

Hồi 17h ngày 7/5, tại Km 22+850m, đường Trường Sơn A thuộc thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô biển kiểm soát 28G1-326.97 do Bùi Anh N, sinh năm 2003, trú tại xóm Khả, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) điểu khiển chở sau Nguyễn Văn D, sinh năm 2003, trú tại xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) di chuyển hướng ngã ba Bãi Chạo đi ngã ba Bãi Lạng với xe mô tô biển kiểm soát 28B1-342.59 do Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1992, trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chở sau Bùi Bình A, sinh năm 2018 và Nguyễn Ngọc Q, sinh năm 2020, cùng trú tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn di chuyển sang đường.

Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục