Quốc hội làm việc ở tổ.

Quốc hội làm việc ở tổ.

Trên thực tế có những người tố cáo đúng sự thật nhưng lại không dám ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình khi tố cáo vì sợ bị trù dập, ảnh hưởng quyền lợi bản thân. Do vậy, một số đại biểu đề nghị cần quy định đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết.

 

Phiên họp ở tổ ngày 11/11 về dự án Luật Tố cáo, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ quy định chủ thể tố cáo là công dân, không quy định chủ thể tố cáo là tổ chức vì trách nhiệm pháp lý không rõ ràng, dễ bị lợi dụng. Về hình thức, có thể tố cáo bằng thư điện tử, fax.

Hiện hành, hai mảng khiếu nại và tố cáo được gộp vào một đạo luật, lấy tên là Luật Khiếu nại, Tố cáo. Tuy nhiên, dự án lần này tách khiếu nại, tố cáo thành hai đạo luật khác nhau.

Quốc hội làm việc ở tổ.

Băn khoăn chủ thể tố cáo

Phiên thảo luận ở tổ cho thấy, có hai loại ý kiến: Tán thành chủ thể tố cáo là công dân như quy định trong Hiến pháp và Luật Khiếu nại, Tố cáo hiện hành. Loại ý kiến thứ hai đề nghị mở rộng chủ thể tố cáo không chỉ là công dân mà còn cả tổ chức. Những ý kiến ủng hộ quan điểm này cho rằng, trên thực tế, có những trường hợp tổ chức vẫn đứng ra tố cáo. Hơn nữa, khi tổ chức đứng ra tố cáo sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể, tố cáo có trọng lượng hơn và nội dung tố cáo cũng đa dạng hơn để yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết. Đây cũng là những nguồn tin quan trọng để đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tuy nhiên, cơ bản tán thành với quy định chủ thể tố cáo là công dân bởi tố cáo là hành vi làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân, chẳng hạn như trách nhiệm hình sự đối với trường hợp vu khống, bịa đặt. Vì vậy, không thể quy định chủ thể tố cáo là tổ chức sẽ không rõ trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, quy định chỉ cá nhân là chủ thể tố cáo cũng phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta đã được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Đại biểu Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng thừa nhận, chủ thể tố cáo nên quy định là công dân, bởi nếu trong trường hợp nhiều người tố cáo về một vấn đề thì có người đứng đầu đứng ra tố cáo. Việc tổ chức có quyền tố cáo là không phù hợp.

Mở rộng hình thức tố cáo

Quy định hiện hành, những tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo được coi là đơn thư tố cáo nặc danh và sẽ không được xem xét, giải quyết. Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, quá trình soạn thảo dự luật này, Thanh tra Chính phủ nhận được nhiều ý kiến. Trong đó, có không ít tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo thì nội dung tố cáo có phần vu cáo, vu khống, việc xác định trách nhiệm và xử lý đối với người vi phạm rất khó khăn. Vì vậy, Luật Khiếu nại, Tố cáo hiện hành không điều chỉnh về vấn đề này mà quy định đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo.

Tuy nhiên, trên thực tế có những người tố cáo đúng sự thật nhưng lại không dám ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình khi tố cáo vì sợ bị trù dập, ảnh hưởng quyền lợi bản thân. Từ thực tế đó, một số ý kiến đề nghị cần quy định đối với  tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết. Do đây là vấn lớn, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận kỹ tại hội trường và lấy ý kiến đại biểu trước khi quyết định cụ thể.

Khoản 1 Điều 23 dự thảo Luật quy định các hình thức tố cáo bao gồm tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo, tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax. Theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thì người tố cáo có thể dùng nhiều hình thức khác nhau để thực hiện việc tố cáo tới các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh các hình thức tố cáo truyền thống như hình thức tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo qua đơn thư như lâu nay thì cũng cần mở rộng đối với các hình thức tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax. Vấn đề này phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay

                                                                           Theo Báo CAND

Các tin khác


Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục