Nhận gần 1,2 tỉ đồng và 12.500 USD của 243 thí sinh, các cán bộ, giáo viên ở Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ đã dùng thủ đoạn nhằm “giúp” các thí sinh thi đỗ tiếng Hàn đi xuất khẩu lao động, nhưng sự việc bị bại lộ.

 

Ngày 20.4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 6 bị cáo nguyên là cán bộ, giáo viên của Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ về tội “Chiếm đoạt, mua bán, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội”. Các bị cáo là Đỗ Thái Sơn (SN 1958), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ thuộc Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I;  Phạm Duy Tân (SN 1983), giáo viên tiếng Hàn Quốc tại trung tâm trên; Trần Quang Linh (SN 1966), nguyên trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I; Lê Hồng Thao (SN 1970), nguyên Giám đốc trung tâm dạy nghề Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh; Đỗ Lê Hoàng (SN 1968), nguyên kế toán trưởng Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Phạm Khắc Lý (SN 1969, trú tại thôn Thanh Bình, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

Vì ham lợi các cán bộ, giáo viên trở thành bị cáo hầu tòa.

 Theo cáo trạng, do biết được thông tin về chương trình hợp tác lao động và kiểm tra tiếng Hàn Quốc trong chương trình xuất khẩu lao động, Đỗ Thái Sơn – Phó GĐ Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ - phụ trách công tác xuất khẩu lao động của trường đã bàn với Phạm Duy Tân là giáo viên tiếng Hàn và Trần Quang Linh là Trưởng phòng công tác sinh viên - Trường cao đẳng nghề giao thông vận tải TƯ 1, cách lấy đề thi kiểm tra, giải đề thi và nhận giải qua tin nhắn điện thoại di động cho các thí sinh tham dự kỳ thi kiểm tra.

Các đối tượng trên trực tiếp hoặc thông qua các đối tượng trung gian, đã nhận 1,145 tỷ đồng và 12.500 USD để gửi tin nhắn lời giải cho 243 thí sinh trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn ngày 25.4.2010. Cụ thể: Đỗ Thái Sơn đã nhận 685 triệu đồng và 2.900 USD để cung cấp lời giải cho 141 thí sinh; Phạm Duy Tân đã nhận 216 triệu đồng và 4.700 USD để cung cấp lời giải cho 51 thí sinh; Trần Quang Linh đã nhận 169 triệu đồng để cung cấp lời giải cho 24 thí sinh; Lê Hồng Thao - GĐ Trung tâm dạy nghề Kinh Bắc, Bắc Ninh nhận 275 triệu đồng và 7.000 USD để cung cấp lời giải cho 34 thí sinh; Phạm Khắc Lý móc nối với Phạm Duy Tân, nhận 80 triệu để cung cấp cho 11 thí sinh.

Sau khi có được thẻ giám sát và thẻ giám thị, Sơn đã dùng một ngôi nhà ở ngõ 175, đường Xuân Thủy, gần trường ĐH Sư phạm Hà Nội làm “trụ sở” để tập trung giải đề thi. Sơn đã nhờ Lưu Việt Hùng (Giáo viên tiếng Hàn Quốc tại Trung tâm Kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ), là người giải đề thi, sau đó Đỗ Thị Thu Hằng (là con gái của Sơn) sẽ tổng hợp lời giải, soạn thành tin nhắn để gửi qua điện thoại di động cho thí sinh. Khoảng 8h sáng ngày 25.4.2010, Đỗ Thái Sơn và Lê Hồng Thao đã đưa Phạm Duy Tân, Ngô Văn Phi đến ĐH Sư Phạm Hà Nội rồi đưa 2 thẻ cán bộ giám sát để giả làm cán bộ giám sát vào các phòng kiểm tra tại khu nhà V và D để lấy đề. Khi đến các phòng 11, 14, 15, 17 nhà V, Tân đã yêu cầu giám thị cung cấp đề kiểm tra còn dư của số thí sinh đã đăng ký nhưng bỏ thi.
 
Do lầm tưởng Tân là cán bộ giám sát của Trung tâm lao động ngoài nước nên các giám thị phòng 15 và 17 nhà V đã giao cho Tân 4 đề kiểm tra. Có đề kiểm tra trong tay, Tân và Thao về “trụ sở” để giải. Sau đó, Đỗ Thị Thu Hằng tổng hợp, soạn thành tin nhắn gửi cho số thí sinh của Đỗ Thái Sơn đã “đấu thầu” và gửi vào điện thoại cho các “đầu mối” để chuyển cho các thí sinh. Cùng cách thức trên, chiều cùng ngày, Tân tiếp tục dùng thẻ cán bộ giám sát vào “kiểm tra” tại nhà V, ĐH Sư Phạm thì bị phát hiện, bắt giữ.
 
Trong phiên xét xử ngày 20.4, HĐXX mới tiến hành xong việc xét hỏi đối với các bị cáo cũng những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này. Theo kế hoạch ngày mai phiên tòa sẽ tiếp tục.
 
 
 
                                                                                   Theo Bao LĐ
 
 
 

Các tin khác


Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Công an huyện Lương Sơn làm rõ 9 thanh thiếu niên mang hung khí vào Hòa Bình đánh nhau

Công an huyện Lương Sơn cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát tại quốc lộ 21A đoạn qua UBND xã Thanh Cao, tổ công tác Công an huyện phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển 5 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, cầm theo một số thanh kim loại khoảng 2m (dạng phóng lợn) có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng. Nhóm này điều khiển xe từ ngã tư Chợ Bến đi chợ Đồi Sim.

Ký ức những người lính cựu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, mặc dù tuổi đã cao, song ký ức hào hùng về những ngày tháng mưa bom, bão đạn vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính giải phóng năm xưa…

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục