Từ 30.6, người điều khiển ô tô lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng. Vấn đề là việc xử phạt liệu có khả thi?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định (NĐ) 33 sửa đổi một số điều của Nghị định 34 về xử lý vi phạm giao thông đường bộ, có hiệu lực từ 30.6. Một trong những quy định của NĐ là người điều khiển ô tô không đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, cần gạt nước, gương chiếu hậu... sẽ bị phạt từ 300.000 - 500.000 đồng. Đặc biệt, người điều khiển ô tô lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.


 Người điều khiển ô tô lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định sẽ bị phạt - Ảnh: Khả Hòa

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 26.5, thượng tá Trần Sơn, Phó phòng Hướng dẫn luật và điều tra tai nạn giao thông, Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67) Bộ Công an, cho biết: “Trong 23 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ, thì việc sử dụng còi hơi trái quy định được coi là hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội. Nó gây tiếng ồn quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông cũng như người dân ở dọc hai bên đường. Chúng tôi được biết trên thực tế đã có những vụ việc do sử dụng còi hơi có âm lượng lớn gây ra những tai nạn thương tâm cho người đi đường”.

Còi xe âm lượng bao nhiêu là đúng?

Theo ông Đỗ Hữu Đức, Cục phó Cục Đăng kiểm VN, theo quy định tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, độ ồn của còi xe được quy định nằm trong ngưỡng từ 65 đến 120 decibel (dB). Các phương tiện cơ giới nếu có còi trên hoặc dưới ngưỡng nói trên đều là vi phạm quy định.

Xử phạt không khó

Thượng tá Sơn thừa nhận trong thời gian vừa qua việc xử lý hành vi lắp còi hơi trái quy định tại các địa phương không được nhiều bởi lực lượng chức năng đang gặp không ít khó khăn. “Thứ nhất là những chiếc xe sử dụng loại còi hơi trái quy định lưu thông trên đường chứ không đứng yên một chỗ, hơn nữa người điều khiển những phương tiện này không bao giờ bấm còi trước mặt CSGT nên rất khó phát hiện, xử lý. Thứ hai, quan trọng nhất là khi phát hiện vi phạm, CSGT không đủ phương tiện thiết bị để đo, việc xử lý phải tuân theo các chứng cứ, số liệu cụ thể chứ không phải bằng cảm quan”, thượng tá Sơn cho hay.

Về giải pháp, thượng tá Sơn cho biết C67 sẽ có các kế hoạch phối hợp với Cục Đăng kiểm, Tổng cục Đường bộ VN cũng như chỉ đạo CSGT các địa phương phối hợp với Sở GTVT - là đơn vị có sẵn thiết bị để đo âm thanh còi hơi - tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm về hành vi này.

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên chiều 26.5, ông Đỗ Hữu Đức, Cục phó Cục Đăng kiểm VN (Bộ GTVT), cho rằng việc xử lý phương tiện có còi phát ra tiếng ồn quá to không quá khó. Vì theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất thì có rất ít loại ô tô trang bị còi hơi, nhưng tại VN đa số chủ phương tiện lắp thêm. Mặt khác, hiện nay thiết bị đo tiếng ồn bán trên thị trường có giá chỉ vài trăm USD nên lực lượng CSGT hoàn toàn có thể mua sắm để xử lý mà không nhất thiết phải phối hợp cùng đăng kiểm.

                                                                      Theo Thanhnien

Các tin khác


Doanh nghiệp tự ý sử dụng thông tin cá nhân để khai khống thu nhập là hành vi vi phạm pháp luật

Vừa qua, một số Cục Thuế địa phương phát hiện hành vi liên doanh nghiệp (DN) sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi không phát sinh chi trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân đó.

Tháng 4/2024, xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 4/2024 (số liệu báo cáo tính từ ngày 15/3 đến ngày 14/4), toàn quốc xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người và làm bị thương 1.537 người. So với tháng cùng kỳ năm 2023 tăng 334 vụ (20,11%), giảm 62 người chết (6,84%), tăng 431 người bị thương (38,97%).

Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tai nạn giảm cả ba tiêu chí

Tình hình trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo tốt, năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024.

Chung tay giúp đỡ người tái hoà nhập cộng đồng

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân. Tỷ lệ người CHXAPT tái phạm tội, vi phạm pháp luật thấp. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định.

Dịp nghỉ lễ, tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5/2024), tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến đường giao thông trong tỉnh được bảo đảm an toàn, thông suốt. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, đảm bảo TTATGT. Nhờ vậy không để xảy ra các sự việc đột xuất, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình TTATGT trên tuyến quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục