Chiến khu Giằng Sèo, xã Tu Lý (Đà Bắc) nơi tổ chức lớp tập huấn quân sự đầu tiên của tỉnh.

Chiến khu Giằng Sèo, xã Tu Lý (Đà Bắc) nơi tổ chức lớp tập huấn quân sự đầu tiên của tỉnh.

(HBĐT) - Có một điểm chung là trong tất cả các buổi hội thảo về phong trào đấu tranh cách mạng cũng như quá trình xây dựng LLVT tỉnh, từ trước đến nay đều thống nhất và khẳng định: lớp huấn luyện quân sự ở chiến khu Giằng - Sèo (Tu Lý - Đà Bắc) là lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh. Và những người tham gia lớp quân sự này đều là những chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh.

 

Đó là một thực tế đã được chứng minh và khẳng định qua thực tế đấu tranh cách mạng của LLVT và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong suốt những năm qua. Cho đến nay, vẫn còn những nhân chứng sống của giai đoạn lịch sử cách mạng sục sôi trong những năm trước cách mạng tháng 8/1945. Đó là cụ bà Lê Thị Hợi (tức Lê Thị Tâm), một trong số lão thành cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa hiếm hoi của tỉnh hiện còn sống. Không chỉ vậy, cụ Lê Thị Tâm còn là một trong số gần 30 học viên của lớp Huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh ở chiến khu Giằng - Sèo được tổ chức vào đầu năm 1945. Đến nay, dù đã 90 tuổi nhưng thật ngạc nhiên và đáng khâm phục khi trí nhớ của bà Tâm vẫn còn mẫn tiệp đến tuyệt. Trong câu chuyện của mình, bà luôn  tự hào cho biết: những người tham gia lớp tập huấn quân sự ở Tu Lý đầu năm 1945 đều được coi là những chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh ta.

 

Kể về những ngày ăn rừng, ở núi trong thời gian tham gia lớp tập huấn quân sự do Mặt trận Việt Minh tỉnh đứng ra tổ chức giữa những năm tháng sục sôi khí thế cách mạng, đôi mắt của bà như mờ dần về phía vô định với những dòng hồi tưởng ùa về. Theo trí nhớ của cụ Lê Thị Tâm thì vào thời gian cuối năm 1944, đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở khu vực thị xã Hòa Bình đã bước sang một giai đoạn mới. Từ trong bóng tối, chúng ta đã bước ra vừa hoạt động công khai, vừa hoạt động bí mật. Phong trào cách mạng được phát triển một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, đã bắt đầu xuất hiện những thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân khi Nhật, Pháp và bè lũ tay sai đã có những dấu hiệu suy yếu, nhượng bộ phong trào cách mạng của Việt Minh. Nhận thấy rõ những thời cơ trước mắt, cũng như nhận được chỉ thị của trên về việc chuẩn bị lực lượng tại địa phương cho việc khởi nghĩa giành lại chính quyền. Trước tình hình đó, nhận lệnh từ trung ương, đồng chí Vũ Thơ, khi đó đang là Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh đã bàn bạc, trao đổi với ông Nguyễn Văn Hậu, khi đó đang là y tá nhà thương của tỉnh (sau này là Chủ tịch UBHC tỉnh) về việc tìm địa điểm tổ chức lớp tập huấn quân sự để làm nòng cốt cho khởi nghĩa cách mạng giành chính quyền. Đồng tình với chủ trương đó, ngay trong đêm 30 tết năm 1945 ông Nguyễn Văn Hậu đã băng rừng, vượt suối vào Tu Lý tìm gặp ông Đinh Công Sắc, vốn là một nhà lang có tư tưởng tiến bộ từ Mường Diềm được cử về làm lang cai quản vùng Tu Lý. Tại đây, ông Đinh Công Sắc đã nhất trí với việc tạo điều kiện giúp đỡ về địa điểm cho lớp tập huấn quân sự. Không chỉ có vậy, ông Đinh Công Sắc còn kêu gọi ông Đinh Công Thái, cũng là một quan lang có tư tưởng tiến bộ tham gia giúp sức.

 

Vẫn trong dòng hổi tưởng, bà Tâm bảo: để có được sự thành công của lớp tập huấn quân sự này, phải nói đến vai trò của ông Nguyễn Văn Hậu là rất lớn. Chính ông Hậu đã đứng ra tìm một địa điểm tập huấn tuyệt đối an toàn và bí mật với điều kiện rừng núi hiểm trở, lang tốt, dân tốt. Sau khi có được địa điểm, Ban cán sự Đảng tỉnh do đồng chí Vũ Thơ đứng đầu đã cùng với mặt trận Việt Minh tuyển chọn hơn 20 người là những thanh niên nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ, có sức khỏe và là nòng cốt của phong trào cách mạng ở thị xã Hòa Bình để đi tập huấn quân sự. Sau khi lựa chọn các đội viên đã vượt sông, băng rừng lội suối vào vùng rừng núi Giằng - Sèo (Tu Lý). Tại đây, ngoài hơn 20 người được lựa chọn trong số các đội viên đội “tự vệ đỏ” của thành phố, còn có thêm những thanh niên ưu tú ở địa phương do ông Đinh Công Sắc và Đinh Công Thái tuyển lựa, cùng với một số người tư Ninh Bình theo đồng chí Vũ Thơ lên. Đã nâng tổng số học viên của lớp huấn luyện quân sự lên con số hơn 30 người trong đó có 2 nữ đó là bà Lê Thị Tâm và bà Lê Thị Đạm (tức Vân).

 

Là vùng rừng núi hiểm trở, dân cư lại ở không tập trung. Thế nên trong những ngày đầu bước vào tập huấn các học viên đã gặp không ít khó khăn trong hoàn cảnh thiếu thốn cả về trang bị vũ khí tập luyện và thiếu thốn cả cái ăn, chốn ở. Để có phương tiện tập luyện, các học viên phải chặt cây rừng đẽo súng bằng gỗ để tập luyện. Mà tập luyện kỹ đến mức, đến xem nhà đóng quân này có mấy cái bát để biết có mấy người. Ngoài ra, các học viên còn được tập huấn bài bản, có chiều sâu việc nắm bắt tình hình để tổ chức phương án đánh tập kích. Không chỉ thiếu thốn về cái ăn mà trong quá trình tập luyện, một số người dân địa phương đã gây sự chú ý khi cho rằng việc tập luyện của các học viên đã làm động thần linh. Thế là dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các học viên lại gửi người ra bến Chương (Hiền Lương) mua gạo nếp với con gà về cúng thần linh thì họ mới cho ở lại tiếp tục tập luyện. Không thể kể hết những khó khăn, vất vả và những gian khổ của những học viên vốn là những chàng trai, cô gái quen nếp sống nơi phố thị nay phải dầm mình trong sương muối, trong giá rét của vùng núi cao để luyện tập. Nhưng mọi khó khăn cũng qua đi, khi lớp tập huấn kết thúc sau gần 1 tháng. Ai cũng phấn khởi và mong ngày trở về tiếp tục hoạt động trong phong trào cách mạng ở địa phương đang sục sôi khí thế.

 

Sau lớp tập huấn, những chàng trai cô gái đã được tổ chức phân công về các địa phương tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng. Có một điều đặc biệt là trong số những người tham gia lớp tập huấn quân sự đó, trở về ai cũng phấn khởi, tích cực làm nòng cốt xây dựng phong trào, trong quá trình hoạt động cách mạng không có ai bị bắt, bị tù đày, không có ai bỏ, không ai bạc nhược. Và chính họ đã trở thành những cánh chim báo bão đi qua mùa giông tố, trở thành những nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền, huy động lực lượng tham gia khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trên địa bàn tỉnh mùa thu tháng 8 năm 1945 chỉ trong khoảng thời gian 7 ngày.

 

Đến nay, trải qua hơn 65 năm, những chiến sỹ LLVT đầu tiên của tỉnh dù người còn, người mất nhưng họ đã trở thành một phần trong dòng chảy lịch sử cách mạng. Và ở đâu đó, trong những trang sử vàng vẫn còn lưu danh thế hệ chiến sỹ kiên trung đầu tiên của tỉnh như một sự khẳng định những đóng góp của họ cho phong trào cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân và bè lũ tay sai trên vùng đất quê hương mình.

                                                                                              

                                                               

                                                                      Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục