Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thuỷ.

Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thuỷ.

(HBĐT) - Sáng 11/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tiếp công dân. Đồng chí Bạch Thị Hương Thủy, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến phát biểu vào dự án Luật:

 

Thứ nhất: Về sự cần thiết phải ban hành Luật: Tôi hoàn toàn nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tiếp công dân vì thực tiễn trong thời gian qua cho thấy công tác tiếp công dân đã được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, đây là một kênh tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ảnh, góp ý của người dân về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trong thời gian qua các quy định về tiếp công dân mới chỉ được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2011, các Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật. Về nội dung, cách thức tổ chức tiếp công dân thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy,  việc xây dựng và ban hành Luật tiếp công dân trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết.

 

Thứ hai: Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Dự thảo Luật Tiếp công dân quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như hiện  nay bao gồm: “cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân” như vậy là quá rộng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc tiếp công dân chỉ chủ  yếu tập trung ở các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, tôi đề nghị dự thảo Luật nên thu hẹp về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cho phù hợp với các quy định tại Khoản 2, Điều 3 đề nghị sửa lại như sau: “ Người tiếp công dân bao gồm cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Chỉ có các cơ quan Nhà nước mới có các chức danh có cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, đề nghị dự thảo Luật chỉ quy định về tiếp công dân của các cơ quan nhà nước, nhằm trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân cho phù hợp hơn với các quy định cụ thể trong dự thảo Luật.

 

Thứ ba: Về tổ chức của trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh: Đề nghị dự thảo Luật không xác định Trụ sở tiếp công dân là một cơ quan độc lập, có con dấu riêng. Vì thực tế hiện nay, các Trụ sở tiếp công dân không có tổ chức bộ máy riêng mà là đại diện các cơ quan như: Văn phòng Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Đoàn ĐBQH; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, Luật đã thừa nhận những người tham gia tiếp công dân không phải là chuyên nghiệp, không chịu sự quản lý chung về mặt tổ chức nhân sự mà họ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm đại diện của các cơ quan khác nhau. Nếu coi đây là cơ quan độc lập thì vô hình trung sẽ tạo ra một cơ quan trung gian giữa người dân với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, như vậy không phù hợp với các quy định khác của dự thảo Luật.

 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 21 dự thảo Luật quy định “ Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh có đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Đoàn ĐBQH, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia tiếp công dân”. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 36 lại quy định: “Đại biểu Quốc hội tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí và theo sự phân công của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội”. Với quy định như vậy được hiểu là đại biểu Quốc hội sẽ tiếp công dân tại một địa điểm riêng, không được quy định vào trong thành phần của Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh. Để thuận lợi hơn và khả thi trong thực tế, tôi đề nghị dự thảo Luật quy định Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có thể tham gia phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh.

 

Thứ tư: Về việc tiếp công dân của Tòa án, Viện kiểm sát các cấp được quy định tại Mục 2, Chương 5, dự thảo Luật, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “nhân dân  vào sau cụm từ Tòa án, Viện Kiểm sát ở các tiêu đề cho phù hợp với tên gọi của hệ thông cơ quan Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân hiện nay. Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại dự thảo Luật theo tôi còn có nhiều điểm trùng lặp với các cơ quan tư pháp hoặc lẫn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động tư pháp như: Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, kháng cáo, kiến nghị về tư pháp, tin báo, tố giác báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, tiếp người phạm tội đến tự thú, đầu thú... Tuy nhiên, Dự thảo mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức mà chưa đề cập đến các vấn đề cốt lõi của công tác tiếp công dân như quy trình tiếp công dân, cơ chế tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị này. Đề nghị dự thảo Luật quy định cụ thể, chi tiết về quy trình tiếp công dân của các cơ quan này thay vì liệt kê các trường hợp tiếp nhận như dự thảo./.

           

 

                   Bích Ngọc – Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục