(HBĐT) - Cho đến bây giờ, khi Huỳnh Thị Thanh Hương đang chấp hành hình phạt 13 năm tù trong Trại giam thì tất cả 30 người dân ở địa bàn các huyện: Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy và Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) vẫn bàng hoàng chưa tin nổi những việc đã xảy ra. Vì sao mà một phụ nữ chưa học hết THPT, chỉ làm nghề bán cơm tại cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lại khiến những người dân lương thiện dễ dàng mở hầu bao để đưa cho Hương những khoản tiền tích cóp cả đời và dài cổ chờ vào lời hứa vu vơ của Hương.

 

Xót xa hơn cả là những người bị Hương lừa gạt đều là dân lao động, họ khao khát tìm kiếm cho bản thân mình hoặc con em mình một việc làm ổn định. Thông qua các mối quan hệ (người nọ mách mối với người kia), mọi người đều lầm tưởng Hương có khả năng siêu phàm là xin việc làm (qua tuyển dụng công chức, viên chức vào một số cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế, giáo dục; điện lực, xin đi học tại một số trường chuyên nghiệp; hưởng chế độc nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam). Thế là lợi dụng sự cả tin của nhiều người, từ cuối năm 2010 đến hết 15/9/2011, Hương đã lừa đảo, chiếm đoạt của 30 người với tổng số tiền 2 tỷ 689 triệu đồng (người bị chiếm đoạt ít nhất 12 triệu đồng, người bị chiếm đoạt nhiều nhất lên tới 900 triệu đồng). Tiền thì Hương nhận của mọi người rồi nhưng các xuất đi học, đi làm thì Hương không đem đến cho ai cả. Tàn nhẫn hơn, Hương đã lừa của 3 người đã từng tham gia quân ngũ số tiền từ 12 - 40 triệu đồng một người để chạy chế độ chất độc da cam, nhưng kết quả cũng chỉ là con số không.

 

Những hành vi lừa đảo của Hương chỉ bị vỡ lở khi ông Bùi Đức H. (Kỳ Sơn) nghi ngờ việc Hương lừa, hứa xin cho con ông đi học tại trường Đại học Y Thái Bình với giá 50 triệu đồng (ông H. đã đưa trước 20 triệu đồng), nhưng không có kết quả. Vì thế, tối ngày 15/9/2011, khi Hương đang nhận nốt số tiền của ông H., một số người dân quanh đó nghi Hương lừa đảo nên đã yêu cầu Hương xuất trình giấy tờ tùy thân và đòi lại tiền đã đưa cho Hương từ trước đó. Hương không xuất trình được giấy tờ và cũng không trả lại tiền nên mọi người đã giữ Hương lại, báo chính quyền và Công an huyện Kỳ Sơn để được giải quyết.

 

Quá trình điều tra, các cơ quan chức năng đã làm rõ: Hương đã tự giới thiệu khống về khả năng của bản thân, đặt ra mức chi phí “lót tay” cho từng trường hợp (xin việc,xin học,xin chế độ cho người bị ảnh hưởng chất độc da cam) từ 12 - 80 triệu đồng. Khi nhận tiền của những người có nhu cầu nhờ Hương giúp đỡ, thị đều viết giấy biên nhận vay nợ để người đưa tiền tin tưởng, sau đó, thị đã chiếm đoạt tiền của họ để tiêu dùng cho cá nhân. Với hành vi này, Huỳnh Thị Thanh Hương đã bị TAND tỉnh tuyên phạt 13 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và buộc thị phải bồi thường cho 30 bị hại số tiền 2 tỷ 420 triệu đồng. Vậy là, chỉ vì khát khao có việc làm nhưng thiếu hiểu biết, 30 người dân lương thiện đã bị Hương lừa đảo. Bây giờ, thị đang ở tù, số tiền đã đưa cho thị biết bao giờ những người dân này mới nhận lại được?

 

 

                                                                                                Lê Hà

                                                                                          (Sở Tư pháp)

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục