Ông Nguyễn Đình Chức nâng niu kỷ vật chiến trường là chiếc bi đông đựng nước trong những ngày lái xe Trường Sơn.

Ông Nguyễn Đình Chức nâng niu kỷ vật chiến trường là chiếc bi đông đựng nước trong những ngày lái xe Trường Sơn.

(HBĐT) - Trong ngôi nhà nhỏ ở khu Pheo, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chúng tôi đã được CCB Nguyễn Đình Chức kể về những tháng ngày lái xe “ba không” vượt Trường Sơn bắt đầu từ chiếc bi đông giản dị.

 

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Kỳ Sơn, ông Chức là người con trai duy nhất trong một gia đình có toàn chị em gái. Là con trai một nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, ngày 19/5/1971, khi vừa bước sang tuổi 19, ông đã tình nguyện xung phong lên đường tòng quân. Sau hơn 3 tháng học lái xe ở Ninh Bình, tháng 9/1971, ông Chức chính thức được ra chiến trường, tham gia chiến đấu ở Trung đoàn 58, Sư đoàn 308, chiến trường Quảng Trị. Lúc này, do không có xe nên ông Chức là lính bộ binh. Đến cuối năm 1972, ông được điều động ra Quảng Bình để tiếp tục học lái xe và cho đến đầu năm 1973, ông mới chính thức trở thành lái xe Trường Sơn, đơn vị C7 - D102 - E32.

 

Ông Chức nhớ lại: “Tôi được phân công lái một chiếc CA 30, đầu tời, xe 3 cầu. Nhiệm vụ là chở vũ khí, gạo... từ Quảng Bình vào chiến trường miền Nam. Để tránh sự phát hiện của địch, rất nhiều đoạn chúng tôi phải đi vòng sang Lào, đi nhờ trên đất bạn mới vào được miền Nam. Lúc vào thì chở hàng, lúc ra thì chở chiến sỹ bị thương. Chủ yếu là chở vào ban đêm”.

 

Giai đoạn năm 1973 - 1975 ông Chức lái xe trên tuyến đường Trường Sơn cũng là giai đoạn gấp rút chuẩn bị cho việc tổng tấn công giải phóng miền Nam, cũng là lúc cuộc giao tranh giữa ta, địch diễn ra ác liệt nhất; đường mòn Trường Sơn bị bắn phá, chia cắt dữ dội nhất. Ông Chức kể: “Có đêm hàng chục xe của đơn vị bị bắn cháy là chuyện bình thường nhưng không vì thế mà anh em lái xe nhụt chí. Tôi nhớ đó là một kỷ niệm vào cuối năm 1973, do yêu cầu cấp thiết của chiến trường miền Nam nên chúng tôi phải chạy cả ban ngày để tiếp viện cho chiến trường. Lúc này, tôi đang lái xe phát hiện xe bị máy bay Mỹ đuổi bắn. Trong khi đoàn xe phía sau đã dừng lại ẩn nấp tôi tiếp tục lái xe chạy. Lúc này tôi chỉ nghĩ đơn giản là phải chạy thì mới thoát và cũng là đánh lạc hướng để an toàn cho đoàn xe của đồng đội phía sau. Chạy được một đoạn xe bị tụt ống xả. Biết vậy nhưng không còn cách nào khác, tôi vẫn tiếp tục điều khiển cho xe chạy và kết quả là đã thoát được sự truy đuổi của máy bay A37 của địch”. Hú hồn trở về đơn vị sau vụ rượt đuổi đó, ông Chức đã được đơn vị biểu dương, khen thưởng vì tinh thần dũng cảm trong chiến đấu.

 

Ông Chức tâm sự: “Chiến trường ác liệt là thế nhưng niềm tin ở cuộc chiến chính nghĩa, niềm tin ở chiến thắng phía trước là động lực quan trọng để chúng tôi vững tay lái. Ngoài ra, lái xe Trường Sơn còn có niềm động viên tinh thần rất lớn từ nhân dân nước bạn Lào và đội ngũ thanh niên xung phong phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Khi lái xe trên đất bạn Lào, chúng tôi được nhân dân Lào đùm bọc, yêu thương từ miếng cơm, nước uống; thậm chí nhiều hộ gia đình còn dỡ nhà cho xe của bộ đội Việt Nam ẩn nấp trốn sự truy lùng của máy bay Mỹ. Còn ân tình của thanh niên xung phong với bộ đội lái xe thì không kể sao cho hết. Bất chất đêm hôm, mưa rừng, bom đạn, thanh niên xung phong vẫn xẻ núi, băng rừng, ghé vai làm cầu cho xe đi qua.

 

Ngày nắng rát mặt, ngày mưa cắt bao tải đựng gạo làm áo, ông Chức đã thuộc đến từng khúc cua, con dốc, từ binh trạm 27, qua binh trạm 39 đến binh trạm 45. Bất chấp máy bay Mỹ quần thảo, gầm rú suốt ngày đêm trên đầu, từng đoàn xe vẫn nối đuôi nhau tiếp lương, tải đạn cho chiến trường miềm Nam ruột thịt. Chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông Chức được phân công đưa xe từ Lào về Tây Ninh, Sông Bé, tập kết xe tại Tổng kho Long Bình để sửa chữa. Không còn niềm vinh dự nào lớn lao hơn, ông Chức đã được phân công tham gia lái xe trong đoàn xe duyệt binh tiến vào thành phố Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30/4/1975.

 

Hòa bình lập lại, ông trở về quê và vinh dự được lái xe phục vụ đồng chí Nguyễn Trọng Thơ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình giai đoạn 1977 - 1979. Đến năm 1990, ông nghỉ công tác theo chế độ 176.

 

Từ đó đến nay, ông đã có 9 năm liên tục làm Chủ tịch HTX nông nghiệp khu Pheo, 13 năm làm Phó Chủ tịch Hội CCB thị trấn và hiện được bà con nhân dân khu Pheo tin tưởng bầu làm trưởng khu. Chia tay chúng tôi, ông tâm sự: “Dù ở cương vị công việc nào, tôi cũng luôn tâm niệm phải cố gắng làm thật tốt và luôn giữ vững phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ”.

 

 

 

                                                                       Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Là địa bàn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) có giá trị, thời gian qua, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý TNKS và khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh được tăng cường, từng bước đi vào nền nếp. Từ đó góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự cũng như đem lại hiệu quả KT-XH cho địa phương.

Bắt tạm giam Chủ tịch và Kế toán UBND thị trấn An Châu (Bắc Giang)

Ngày 17/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam bị can, lệnh khám xét nơi ở, làm việc đối với Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu; Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục