(HBĐT) - Ngôi trường khang trang mới được xây dựng với đầy đủ nhà đa năng, phòng học, phòng bộ môn, khu hiệu bộ, nhà công vụ... có tổng trị giá gần 29 tỷ đồng. Đó là giấc mơ đã trở thành hiệnù thật, làm nức lòng phụ huynh, học sinh và các thầy, cô giáo nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - xã Lạc Sỹ (Yên Thủy).

 

   Trường THCS Lạc Sỹ (Yên Thủy) được xây mới với tổng kinh phí gần 29 tỷ đồng.

Đi qua trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Lạc Sỹ tầm hơn 1km, trường THCS Lạc Sỹ ở ngay trước mắt chúng tôi. Màu vàng tường mới sơn nổi bật giữa những đồi keo xanh ngút ngàn. Phấn khởi trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Đinh Văn Thuần, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường THCS Lạc Sỹ được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở tách ra từ trường liên cấp I, II nhưng nhà trường vẫn phải học nhờ tại trường tiểu học. Thiếu phòng học, không có phòng bộ môn; phòng làm việc của BCH chung với phòng hội đồng; không có nhà công vụ trong khi 100% giáo viên của nhà trường đều ở xa. Thực tế này gây ra nhiều khó khăn cho công tác dạy và học. Bắt đầu từ tháng 6/2016, nhà trường nhận bàn giao trường mới. Trường được khởi công xây dựng từ năm 2013 với tổng mức đầu tư 27 tỷ đồng. Sau khi nhận bàn giao, nhà trường được trang bị phòng tin học trị giá hơn 400 triệu đồng; nội thất các phòng học và nhà đa năng trị giá 1, 3 tỷ đồng...  Hiện nay, nhà trường tập trung dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh, trang trí các lớp học, sẵn sàng cho năm học mới.

Giai đoạn 2012 - 2016, cùng với trường THCS Lạc Sỹ, nhiều trường học khác trên địa bàn 6 xã vùng 135 của huyện Yên Thủy đã được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 68 tỷ đồng. Qua đó đã góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất để 8 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (2 trường mầm non và 6 trường tiểu học). Đặc biệt, có trường mầm non Lạc Lương là trường mầm non đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh thuộc xã vùng 135 được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

 

Song song với việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp về cơ sở vật chất, huyện Yên Thủy đã quan tâm luân chuyển giáo viên có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn vào giảng dạy tại các trường vùng khó khăn. Dự kiến năm học 2016 - 2017, Phòng GD &ĐT huyện sẽ luân chuyển 45 giáo viên vào tăng cường cho các trường vùng 135. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hồng, Trưởng Phòng GD &ĐT huyện khẳng định: Việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Trước đây ở các xã này tồn tại hiện tượng học sinh bỏ học nhưng hiện nay gần như không có. Hoặc trước đây đa phần các trường mầm non không tổ chức được ăn trưa nhưng nay 100% nhà trường đều tổ chức bữa trưa đảm bảo dinh dưỡng. Một số trường tiểu học tổ chức ăn bán trú. Các nhà trường đã tổ chức học 2 buổi /ngày, có đầy đủ phòng học bộ môn, chức năng... góp phần nâng cao chất lượng đại trà cũng như quan tâm bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn. Hiện nay, chất lượng giáo dục các trường vùng khó khăn đã gần bằng mặt bằng chung của toàn huyện.

Đặc biệt, trước đây 6 xã vùng 135 hầu như không có học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên nhưng những năm gần đây trung bình mỗi năm, mỗi xã có khoảng 10  15 học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường THCS Lạc Sỹ, năm học 2015 - 2016 đã có 10 học sinh giỏi cấp huyện, 6 học sinh giỏi cấp tỉnh.

                                                                                 Dương Liễu

 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục