(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 23/12/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng. Lao động được tạo việc làm tăng hàng năm, xuất khẩu lao động duy trì mức ổn định. Cơ cấu nhân lực thay đổi theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm dần lao động trong nông nghiệp. Thu nhập của người lao động được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực xây dựng theo hướng toàn diện hơn, có khả năng thích ứng với môi trường lao động.

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 29% (năm 2011) lên 45% (năm 2015), trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 15%. Chất lượng lao động qua đào tạo nghề ngày càng được nâng cao. Công tác đào tạo, tập huấn, giáo dục kiến thức về pháp luật cho lao động được chú trọng. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 63.734 lao động, trong đó, lao động nông thôn 25.555 người, số lao động làm việc tại các KCN tăng từ 3.005 người năm 2011 lên 13.225 người năm 2015.

Cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên cao đẳng trong các cơ sở đào tạo được quan tâm. Đến năm 2015, tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học đạt khoảng 37,78%, vượt 7,78% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ doanh nhân có năng lực, trình độ. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng các ngành nghề tăng hàng năm, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 101 sinh viên/10.000 dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB-CC các cấp được quan tâm. CC-VC các cấp có trình độ từ đại học trở lên tăng nhanh. Nhân lực có trình độ đại học trong khu vực hành chính, sự nghiệp 10.063 người, chiếm 28,07%, thạc sỹ 597 người, chiếm 1,67%, tiến sỹ 23 người, chiếm 0,06%.

Cán bộ, công chức, viên chức được tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong giai đoạn 2011- 2015, có 34.273 người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ từ thạc sỹ trở lên chiếm 28,4%. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã có nhiều chuyển biến, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đến năm 2015, cán bộ lãnh đạo xã vùng I, vùng II có trình độ trung cấp trở đạt 78%, vùng III đạt 78,3%.

Theo đánh giá của BCH Đảng bộ tỉnh, có được những kết quả nêu trên, các cấp, ngành trong tỉnh đã làm tốt công tác dự báo phát triển nhân lực, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng CB-CC-VC. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đổi mới trong sử dụng và đào tạo nhân lực. Công tác bồi dưỡng kỹ năng lao động, truyền nghề cho lao động phổ thông, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số được đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Thực hiện phân bố và điều chỉnh hợp lý nhân lực theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời khuyến khích phát triển thị trường lao động bằng nhiều hình thức phong phú như tư vấn, giao lưu với người lao động, sàn giao dịch việc làm, qua đó tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa kết quả phát triển nhân lực với sử dụng có hiệu quả nhân lực.

Tuy nhiên, BCH Đảng bộ tỉnh nhận định: Một số lao động chưa có tác phong công nghiệp, thiếu tính kỷ luật, tính chuyên nghiệp, kỹ năng tay nghề thấp. Việc   phân bố đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập, chưa đồng đều ở  các ngành kinh tế, chủ yếu tập trung ở thành phố. Nhiều ngành nghề đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ còn là áp lực lớn.

Nhằm tiếp tục phát triển nhân lực tỉnh Hòa Bình từ nay đến năm 2020, BCH Đảng bộ tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và sắp xếp lại các cơ sở GD&ĐT, các ngành nghề phù hợp với sự phát triển các ngành KT-XH của tỉnh, trong đó, tập trung nguồn nhân lực, có cơ chế thuận lợi để phát huy hiệu quả trong đào tạo nghề đối với những cơ sở đủ điều kiện, tiêu chuẩn, giải thể hoặc sáp nhập những cơ sở đào tạo hoạt động không hiệu quả. Thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về phát triển nhân lực, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao, có kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu phát triển KT-XH, trong đó tập trung phát triển các nhóm nguồn nhân lực trọng điểm là nhân lực các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ, công chức, nhân lực khu vực sự nghiệp, khu vực SX-KD, nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp và nhân lực lao động nông nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, trong đó, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, chính sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, ban hành chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có hộ khẩu tại địa phương.

 

                                                               Việt Hà (Văn phòng Tỉnh ủy)

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục