(HBĐT) - "Tuy ở nhà là một đứa trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng khi ra đường con trai tôi rất rụt rè, nhút nhát. Nhiều lúc, tôi không kiềm chế được tức giận, quát tháo con trước mặt nhiều người…” - đó là lời kể của chị Lê Thu Thuỷ, một người sống ngay kế bên nhà cha mẹ tôi. Theo chị Thuỷ, thật ra con trai chị vốn rất nhanh nhẹn, thông minh, thậm chí còn hoạt bát, cái gì cũng biết, khi ra ngoài chỉ thích đến những chỗ quen, chơi đùa với bạn quen, nói chuyện với người thân nhưng khi tiếp xúc với người lạ là ấp a ấp úng... Mặc dù chị Thuỷ luôn giáo dục, rèn luyện cho con sự tự tin ngay từ nhỏ nhưng nay đã hơn 4 tuổi, vậy mà sự nhút nhát của cu cậu chưa mấy cải thiện…

Trong cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay thì  trường hợp tương tự như con trai chị Thuỷ không phải là hiếm. Rất nhiều trẻ lúc ở nhà hoặc không có người lạ thì líu lo, có khi "hót” như sáo…, nhưng khi tới trường lớp, hoặc gặp người lạ lại tỏ ra e dè, nhút nhát. Chị Lê Thương, nhà ở một khu dân cư ven thành phố, tâm sự: "Biết tính con rụt rè nên tôi luôn quan tâm gần gũi, trò chuyện để khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình; thường xuyên đưa con đến những nơi công cộng để có cơ hội tiếp xúc với bè bạn, khám phá thế giới xung quanh. Qua đó, giúp con hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội và mạnh dạn, tự tin trước đám đông…”.

Đối với vấn đề này, các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự tự tin là tính cách rất quan trọng, cần thiết trong đời sống, nhất là trong quá trình hình thành nhân cách và năng lực phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, sự tự tin không sẵn có mà nó được hình thành từ tính cách, môi trường sống, kiến thức; những định hướng phù hợp của cha mẹ, thầy cô. Vì vậy, việc thường xuyên cho con tham gia các hoạt động tập thể; làm quen, hòa nhập nhiều môi trường là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ hình thành sự tự tin. 
Tôi từng nghe nhiều phụ huynh có con nhỏ cho rằng, không quá khó để dạy trẻ tự tin. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu tâm sớm hình thành tính cách này cho trẻ, bởi khi trẻ càng lớn, nhiều yếu tố chi phối sẽ gây không ít trở ngại. Theo các phụ huynh, để giúp con hình thành tính cách tự tin, trước hết, cha mẹ cần quan tâm tìm hiểu và xác định gốc rễ nguyên nhân gây mất tự tin ở trẻ để có hướng giáo dục hợp lý. Chị Nguyễn Lan Anh, một phụ huynh chia sẻ: "Sau khi tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân thì ra việc con tôi thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người lạ, một phần xuất phát từ phía gia đình. Trong đó, vợ chồng tôi quá nuông chiều, bao bọc con, không mạnh dạn để con tự trải nghiệm, khám phá, tiếp xúc với bạn bè xung quanh… khiến bé nhút nhát, không dám làm vì sợ sai. Sắp tới, cùng với việc cho con tham gia các lớp năng khiếu, tôi sẽ dành thời gian đưa con đi dã ngoại, giúp con có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tự tin hơn trong giao tiếp…”.

 Nguyễn Thị Loan
 (Học viện Thanh thiếu niên)


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục