Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT, hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.


Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Một trong những điểm nhấn của Thông này là quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên. Cụ thể, tại Điều 3 của Thông tư hướng dẫn, quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.

Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.

Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp Tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.

Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp Tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.

Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp Tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.

Số lượng học sinh/lớp của trường Phổ thông dân tộc nội trú và trường Trung học Phổ thông Chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.

Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.

Căn cứ quy định chia vùng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông.

Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng thì UBND cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế.

Tại Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục.

Trường Tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 1 buổi/ngày. Trường Tiểu học sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 12 học sinh đối với trường thuộc vùng 1; 15 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 1 giáo viên.

Trường Trung học Cơ sở được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học Cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp Trung học Cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp.

Trường Trung học Phổ thông được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp. Trường phổ thông dân tộc nội trú được bố trí tối đa 2,4 giáo viên/lớp. Trường Trung học Phổ thông chuyên, với các lớp chuyên được bố trí tối đa 3,1 giáo viên/lớp.

Ở cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 1; 20 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 22 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 1 giáo viên.

Bên cạnh quy định về định mức vị trí việc làm với giáo viên, Thông tư cũng quy định cụ thể về số lượng người làm việc ở vị trí lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm chuyên môn dùng chung; vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ đối với cơ sở giáo dục ở từng cấp học.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2023.

Theo TTXVN

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục