Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 vừa tổ chức Phiên họp lần thứ II nhằm thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024. Theo đó, có 615 ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.


Phiên họp lần thứ II Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ảnh: hdgsnn.gov.vn

Năm 2024, có 803 ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư tại 111 Hội đồng Giáo sư cơ sở, trong đó có 77 ứng viên Giáo sư, 726 ứng viên Phó Giáo sư.

Sau khi thẩm định hồ sơ, đánh giá ngoại ngữ, đánh giá báo cáo khoa học tổng quan và bỏ phiếu tín nhiệm, có 731 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư tại 27 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành (Hội đồng Giáo sư ngành Văn học không có ứng viên).

Các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đã họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024. Kết quả có 631 ứng viên (45 ứng viên Giáo sư, 586 ứng viên Phó Giáo sư) được đề nghị Hội đồng Giáo sư nhà nước xét công nhận. Riêng Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cho 54 ứng viên (2 ứng viên Giáo sư, 52 ứng viên Phó Giáo sư).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ ứng viên từ các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước đã phối hợp với Thường trực các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành kiểm tra, rà soát minh chứng của toàn bộ hồ sơ ứng viên, báo cáo Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước trước khi trình Hội đồng Giáo sư nhà nước xét và công nhận.

Tại phiên họp lần thứ II, Hội đồng Giáo sư nhà nước đã thảo luận công khai từng hồ sơ ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với danh sách ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Kết quả số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là: 45 ứng viên Giáo sư, 570 ứng viên Phó Giáo sư. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên nộp hồ sơ đăng ký ban đầu tại các Hội đồng Giáo sư cơ sở cho đến thời điểm này là 76,59% (trong đó, tỷ lệ đạt của ứng viên Giáo sư là 58,44%, ứng viên Phó Giáo sư là 78,51%).

Năm 2024, việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 và Quyết định số 25/2020/QĐ-TTG ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Các Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đã tuân thủ nghiêm túc các quy định hiện hành. Chất lượng ứng viên năm 2024 khá tốt, năng lực ngoại ngữ có nhiều tiến bộ, hầu hết các ứng viên có công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục WoS, Scopus.

Cùng với đó, việc công khai thông tin ứng viên đạt tiêu chuẩn trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước đã phản ánh tính công khai, minh bạch của quá trình xét. Những thông tin phản biện từ xã hội, cộng đồng các nhà khoa học và các tổ chức, cá nhân có liên quan là nguồn thông tin hữu ích giúp các đơn vị chức năng lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện và xứng đáng đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu không có đơn thư, phản ánh, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 615 ứng viên này.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tăng cường chất lượng giáo dục từ hoạt động kiểm định

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục luôn được xác định là một khâu then chốt để nâng cao chất lượng của mỗi nhà trường nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Những năm qua, công tác kiểm định chất lượng được ngành giáo dục chú trọng ở các cấp, bậc học mang lại kết quả tích cực.

Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý hoạt động giáo dục mầm non

Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 30/10, tại Cần Thơ. Hội thảo nhằm thảo luận, chia sẻ khó khăn khi thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực giáo dục mầm non trong thực tiễn, trên cơ sở đó tham vấn giải pháp tháo gỡ, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản luật.

Nhiều phụ huynh đồng tình trường học không quỹ lớp

Bước vào năm học 2024 - 2025, nhiều trường học không thu quỹ lớp, quỹ trường.

Trường trung học cơ sở Yên Lạc lấy học sinh làm trung tâm

Thực hiện chủ đề năm học 2024 - 2025 "Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu Trường THCS Yên Lạc (Yên Thủy) đã triển khai đến toàn trường để nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, trường học hạnh phúc.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp

Việc Bộ Giáo dục và đào tạo công bố Đề thi tham khảo năm nay sớm hơn gần 5 tháng đã giúp nhà trường, giáo viên, học sinh Nghệ An chủ động quá trình dạy học và ôn tập.

6 điểm mới trong Dự án Luật Nhà giáo

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Luật Nhà giáo có 6 điểm mới cơ bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục