Ngày 22/11, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn huyện Mai Châu.
Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.
Những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn; đẩy mạnh thực hiện công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Năm học 2023 - 2024, cấp THPT có 55 lớp với 1.708 học sinh. Theo điều tra phổ cập giáo dục, hiện nay, toàn huyện còn 555 thanh, thiếu niên trong độ tuổi THPT thôi học, không học tập tại cơ sở giáo dục. Có 38 học sinh tốt nghiệp THCS không thi đỗ vào lớp 10 THPT. Toàn huyện có 1.437 cán bộ, giáo viên, cơ bản đảm bảo thực hiện công tác giảng dạy. Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn đặc thù khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 như: tiếng Anh, tiểu học, Tin học, GDCD... Hiện, số lượng học sinh sau tốt nghiệp THCS không tham gia học THPT, không học nghề ngày càng nhiều, trở thành lao động tự do khi chưa đến tuổi lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong xã hội…
Tại buổi giám sát, các đại biểu trao đổi về vấn đề phân luồng học sinh THCS; công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh… Huyện Mai Châu đề nghị: UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT bổ sung kịp thời giáo viên cho các đơn vị trường học có cấp học phổ thông. Bổ sung nguồn kinh phí chi trả cho giáo viên dạy thừa giờ, dạy tăng cường để cân đối tỷ lệ và cơ cấu giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giải quyết việc thiếu giáo viên ở các trường học. Quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Tổ chức các chương trình tư vấn nghề nghiệp trong trường học và cộng đồng...
Phát biểu kết luận, đồng chí Trưởng đoàn giám sát ghi nhận huyện Mai Châu đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ các nội dung phục vụ giám sát. Đồng chí đề nghị: Huyện Mai Châu tiếp tục ưu tiên dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đảm bảo đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Huyện quan tâm đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn; kết hợp đào tạo nghề trong chương trình mục tiêu quốc gia gắn với giải quyết việc làm tại chỗ phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương… Các đề xuất, kiến nghị của huyện, đoàn giám sát tổng hợp đầy đủ, chuyển các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Hương Lan
Tối 19/11, Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 42 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao giải hội thi "Một ngày làm giáo viên".
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình chú trọng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả làm trọng tâm, gắn với thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành.
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu và nhà giáo có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giáo dục.
Khoá luận tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị (LLCT), trong đó chất lượng khóa luận tốt nghiệp là cơ sở để xem xét, đánh giá và xếp loại học viên sau quá trình rèn luyện, đào tạo tại trường.
Ngày 19/11, Trường Cao đẳng nghề Sông Đà (TP Hoà Bình) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị trong và ngoài tỉnh.
Ngày 19/11, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hoà Bình tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).