Bản gốc văn bằng chứng chỉ cấp một lần duy nhất.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn một số nội dung về văn bằng, chứng chỉ của giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, bản chính văn bằng, chứng chỉ trong bất cứ trường hợp nào cũng không được cấp lại.
Ngoài hai trường hợp này, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không được phép chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học.
Cũng theo Bộ GD-ĐT thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Do đó, khi làm các thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm xác định chính xác các nội dung liên quan đến nhân thân ghi trên văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào giấy khai sinh của người học.
Người học có trách nhiệm cung cấp chính xác các thông tin để ghi trên văn bằng, chứng chỉ. Trước khi cấp phát văn bằng, chứng chỉ, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cần đưa thông tin sẽ ghi trên văn bằng, chứng chỉ cho người học để người học kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Trong trường hợp nội dung về nhân thân của người học đã ghi trên văn bằng, chứng chỉ không khớp với bản chính giấy khai sinh do lỗi của người học như cung cấp bản sao chứng thực giấy khai sinh sai so với bản chính; mượn giấy khai sinh của người khác để đi học, có nhiều giấy khai sinh khác nhau,... thì người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không có trách nhiệm chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ.
Về hình thức ghi văn bằng, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh: “Nếu người học theo học chương trình giáo dục chính quy thì ghi “Hình thức đào tạo” là “Chính quy”, nếu theo học chương trình giáo dục thường xuyên thì chỉ ghi một trong ba hình thức: “Vừa làm vừa học”; “Học từ xa”; “Tự học có hướng dẫn”. Người học theo học chương trình giáo dục thường xuyên theo hình thức đào tạo nào thì trên văn bằng ghi hình thức đào tạo đó”
Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường sẽ phát triển đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên có thể là đầu mối của chương trình đào tạo này.
(HBĐT) - Là huyện mới được thành lập, nhưng với sự quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể, nhân dân, sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh, sự nghiệp giáo dục của huyện Cao Phong đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và toàn diện cả về qui mô trường lớp, chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Đến thời điểm này, các trường ĐH trên cả nước đang hoàn tất công tác chấm thi và Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT cũng đang chờ ngày ấn định điểm sàn ĐH 2010. Nhiều trường dù chưa công bố điểm, nhưng đã dự kiến điểm chuẩn sẽ thấp hơn năm 2009. Như vậy, liệu điểm sàn ĐH năm nay sẽ được giữ ở con số 13 (khối A, D) và 14 (khối B, C) hay sẽ ở mức thấp hơn?
Đánh giá cơ hội trúng tuyển vào các trường? Tẩy không hết phần khoanh tròn đáp án sai có bị sao không? Trúng tuyển có được đổi ngành học? Làm đơn phúc khảo như thế nào? Điểm sàn ĐH có tính điểm ưu tiên? Thắc mắc về bảng xếp hạng trên tra cứu điểm thi?...
Biết nghỉ ngơi là cần thiết nhưng vì chẳng biết đưa con em đi đâu, làm gì trong thời gian hè nên nhiều phụ huynh ở TPHCM đã chọn giải pháp cho con học hè
Ngày 22-7, Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức lễ khai trương Phòng đọc Thế giới Nga tại tầng 4, Nhà G7, 144 Xuân Thuỷ.