Trường mầm non xã Pà Cò được xây dựng mới, có công đóng góp của đồng bào Mông nơi đây

Trường mầm non xã Pà Cò được xây dựng mới, có công đóng góp của đồng bào Mông nơi đây

(HBĐT) - Là 2 xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế của 2 xã Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu đang còn khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thức của người Mông Hang Kia, Pà Cò về công tác phát triển giáo dục đã có chuyển biến đáng kể, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm lòng hảo tam giành cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

 

Cùng đi với đồng chí Khà A Lau, Bí thư Đảng uỷ xã Hang Kia đến trường mầm non Hang Kia (tại khu 3, xóm Hang Kia), chúng tôi cảm nhận được niềm vui của mọi người về ngôi trường mới này. Trước đây, ngành học mầm non thuộc trường PTCS xã. Nay, trường đã được xây dựng khang trang như thế này quả là một kỳ công (vì vấn đề chọn được mặt bằng xây dựng là điều không đơn giản). Từ công trình này, nhiều người biết đến 3 gia đình đã nhường đất nhà, đất vườn để xây trường cho các cháu. Đó là các gia đình ông Vàng A Súa (84 m2) Vàng A Lềnh (200m 2) và Vàng A Páo (60 m2). Anh Vàng A Lềnh ( sinh năm 1967) bộc bạch tâm sự: “Để cho con em mình có đất để xây trường học, gia đình chúng tôi đã bàn bạc và đi đến thống nhất là nhượng một phần đất vườn, đất nhà để nhà trường sử dụng. Cũng vì tương lai con em mình cả thôi mà. Nhà nước còn đầu tư hàng tỷ đồng xây trường, lý gì mình lại tiếc đất, tiếc vườn”. Được biết, gia đình anh Lềnh luôn chăm lo cho việc học tập của con mình. Cháu lớn đang đi học THPT. Các hoạt động liên quan đến giáo dục đều được gia đình tham gia nhiệt tình, nhất là công tác giáo dục, tuyên truyền các học viên theo học lớp phổ cập GD. Bí thư Đảng uỷ xã Khà A Lau cho biết: Nhờ công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh và nhất là thông qua các hoạt động của các ngành đoàn thể, hội khuyến học, mà bà con đã biết được trách nhiệm của mình đối với việc chung, đối với giáo dục. xóm Thung Ẳng còn có 3 hộ khác là Khà A Phà, Sùng A Vàng, Giàng Y Chia cũng hiến, nhượng trên 1.700 m2 đất cho nhà trường.

  

Trường mầm non Pà Cò thoáng rộng hơn vì có sân, có đường đi lối lại thuận hơn cũng có phần cố gắng, nỗ lực của bà con xóm Trà Đáy. Trong đó, gia đình Sùng A Màng đã có nghĩa cử là hiến, nhượng 120 m2 đất vườn cho nhà trường. Anh cho biết: Trước đây, vườn nhà mình chuyên trồng mận, trồng đào. Thấy nhà trường cần đất để xây lớp, mở rộng khuôn viên, nhà mình thấy rằng cần phải làm thế thôi. Chung tay lo cho trường, cho lớp của con em mình bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung lại chính là cái tâm đối với giáo dục. Việc làm của Sùng A Giống (xóm Pà Háng lớn) thật bền bỉ cùng thời gian. Thời mà con em người Mông ở Hang Kia, Pà Cò còn xa lạ với các lớp học ở thị trấn Mai Châu, anh Giống là người đã “xuống núi”, dành kinh phí tu sửa nhà trọ cho các em. Thời gian gần đây, anh còn đầu tư làm, tu sửa 150 m đường vào 3 trường ở Pà Cò (mầm non, tiểu học và THCS) và dựng sân khấu nổi cho các em trị giá hơn 100 triệu đồng. Với thành tích đó, anh Giống đã được TW hội khuyến học Việt Nam tặng bằng khen. Thầy giáo Sùng A Dê (Trường tiểu học Pà Cò) cho rằng: “Tấm lòng của anh Giống đối với nhà trường thật đáng quý, đã có tác dụng động viên thầy và trò nhà trường phấn đấu nhiều hơn trong dạy và học. Rất mong ở xã nhà có nhiều người như anh Giống”.  Nỗ lực của anh Giống, anh Màng và cộng đồng người Mông Pà Cò đã góp phần vào bước phát triển của giáo dục nơi đây. Năm 2008, xã Pà Cò được công nhận là đơn vị đã hoàn thành phổ cập GDTH cơ sở. Hiện nay, 10 em là học sinh người Mông Pà Cò đã và đang theo tại các trường đại học.

 

 Sự nghiệp giáo dục ở Hang Kia, pà Cò đã được “thắp sáng” từ những việc làm thiết thực,  hiệu quả của chính đồng bào Mông nơi đây./.

 

 

                                                                                         Bùi Huy

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục