Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành thông tư về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Theo thông tư nói trên, từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, cụ thể là từ ngày 1-1-2011, sẽ có 9 đối tượng được miễn học phí.
 
Từ ngày 1-1-2011, sẽ có 9 đối tượng được miễn học phí. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Chín đối tượng được miễn học phí
 
1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005;
 
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên (HS-SV) có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
 
3. Trẻ em học mẫu giáo và HS-SV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
 
4. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên;
 
5. Trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định;
 
6. Trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân;
 
7. HS-SV hệ cử tuyển (kể cả HS cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
 
8. HS trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị ĐH, khoa dự bị ĐH;
 
9. HS-SV tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
 
Nhiều ngành giảm 70% học phí
 
Cũng theo quy định mới, các đối tượng được giảm 70% học phí gồm HS-SV các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành nặng nhọc. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và HSSV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. HS tốt nghiệp THCS đi học nghề.
 
Từ năm 2011, trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí học tập.
 
Cấp bù học phí cho HS-SV
 
Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các phòng GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) cho trẻ em học mẫu giáo, HS THCS. Các sở GD-ĐT sẽ chi trả cấp bù học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc HS THPT. Việc chi trả này được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần/năm. Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 9 hoặc 10, lần 2 trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc 4. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ học mẫu giáo và HS phổ thông chưa nhận được tiền theo quy định thì được truy lĩnh tiếp trong kỳ chi trả tiếp theo.  Thời gian được hưởng từ ngày 1-7-2010.
 
Phòng LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm chi trả cấp bù học phí bằng tiền cho SV các trường ĐH, CĐ, TCCN. SV các trường ĐH được cấp 10 tháng/năm, chia làm 2 lần. Đối với SV, học viên học nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, mức hỗ trợ sẽ là tối đa theo mức trần học phí đối với CĐ nghề công lập. Thời gian được hưởng từ ngày 1-7-2010, theo số tháng thực học.
 
                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục