Với máy tính và điện thoại, giới trẻ ngày nay có xu hướng đánh máy, bấm máy nhiều hơn, ngay cả ở trường học. Hiện tượng này tác động đến sự phát triển của não bộ.

 

Khi bàn phím có mặt ở khắp nơi, không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng gần như không cần phải viết bằng tay.

Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc viết tay rất quan trọng cho việc phát triển trí não và khả năng nhận thức, giúp trẻ nắm bắt kĩ năng, học cách diễn đạt và tổng hợp ý tưởng.

Những thiết bị cảm ứng như iPhone, iPad đang đóng vai trò trung gian, đưa chữ viết tay sang hình thức chữ điện tử và nó làm cho việc tập viết chữ thú vị hơn và hiện cũng có nhiều ứng dụng giúp trẻ em chơi … viết chữ trên thiết bị cầm tay.

Một trò chơi trên điện thoại iPhone gọi là Kanji Kentei, đố vui kí tự với 12 độ khó đã tạo thành cơn sốt trong mọi nhóm tuổi ở Nhật Bản.

Nhưng những nghiên cứu khoa học, suy cho cùng đã chứng minh một điều mà các nhà văn đã biết từ lâu. Nhà văn đoạt giải Nobel Robert Stone biết: “Tôi thường đánh máy bản thảo của mình, trừ khi đến những đoạn khó. Khi đó tôi viết chúng ra giấy để đảm bảo độ chính xác. Với máy đánh chữ, rất có thể bạn sẽ vội vàng ở cả những chỗ không được vội, và có thể bạn sẽ đánh mất sắc thái, sự phong phú, tính mạch lạc của câu chuyện. Cây bút là tiền đề của sự mạch lạc".

Có ít nhất là 4 lợi ích cho đầu óc từ việc viết tay.

1. Viết tay giúp tổng hợp ý tưởng nhanh hơn

Nhà tâm lí học Virginia Berninger thuộc Đại học Wisconsin đã kiểm chứng điều này với các học sinh lớp 2, 4, 6 và phát hiện rằng các em có nhiều ý tưởng hơn khi viết bài luận trên giấy và thậm chí viết bằng tay nhanh hơn gõ máy tính. Trong một nghiên cứu khác, Berninger chỉ ra thói quen di chuyển của ngón tay khi viết đã khởi động vùng não bộ liên quan đến suy nghĩ, ngôn ngữ và ghi nhớ tạm thời.

2. Viết tay tăng cường hoạt động của hệ thần kinh

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Indiana với một nhóm trẻ được tập viết các kí tự của bảng chữ cái còn nhóm khác thì chỉ nhìn minh họa cách viết. Sau đó, họ đo não bộ các em bằng máy MRI để dò sự ghi nhớ trên não. Kết quả, hoạt động thần kinh của nhóm thứ nhất trội hẳn. 

3. Chữ viết đẹp làm bạn có vẻ thông minh hơn

Chữ viết tay cũng ảnh hưởng đến cách nhìn về người khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh với cùng một bài luận, điểm sẽ cao hơn nếu chữ viết đẹp và điểm thấp hơn nếu chữ viết xấu, Steve Graham ở trường đại học Sư phạm Vanderbilt tiết lộ. “Người đọc bị tác động ngầm. Họ đánh giá chất lượng ý tưởng của một người dựa trên chữ viết của người đó”.

4. Không chỉ đối với tiếng Anh

Học sinh Trung Quốc và Nhật Bản thường phải đối mặt với chứng quên mặt chữ khi đi học. Các em không thể nhớ cách viết một từ. May mà có máy tính và điện thoại.

Sự liên hệ của việc đọc và viết trong tiếng Hoa với não bộ là rất mật thiết, giáo sư ngôn ngữ trường Đại học Hong Kong khẳng định. Chứng quên mặt chữ có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc của thế hệ tương lai ở Trung Quốc.

 

                                                                          Theo Tuoi Tre

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục