Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể “cất cánh”.

 
Tham dự tọa đàm “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục” do Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức sáng 18/3 ở TPHCM, nhiều lãnh đạo các trường ĐH và chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải có những giải pháp đột phá về cơ chế tài chính cũng như cơ chế quản trị để các trường ĐH công lột xác.

 

Học phí thấp “đè” chất lượng giáo dục


Theo GS-TS Mai Ngọc Cường, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện nguồn thu của các trường ĐH công lập hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước. Trong đó, nguồn từ ngân sách chiếm khoảng 54% - 57%, nguồn thu ngoài ngân sách chiếm khoảng 43% - 46%, chủ yếu là thu từ học phí, lệ phí.

 

Các trường ĐH công cho rằng tăng học phí sẽ giúp tăng chất lượng đào tạo. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong giờ thực hành.

 

Ngoại trừ các trường ĐH khối Kinh tế, Luật có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách Nhà nước, còn lại các trường ĐH khác chỉ bảo đảm dưới 50% mức chi. Đặc biệt khó khăn là các trường khối y dược, thể thao và văn hóa nghệ thuật. Do nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nên nhiều trường khó có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi.


GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng với suất đầu tư khoảng 400 - 500 USD/sinh viên/năm như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng là “vô phương”! GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng với suất đầu tư thua các nước trong khu vực 8-10 lần mà đòi hỏi phải sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục là duy ý chí.


Trước thực tế này, theo nhiều đại biểu, không thể duy trì cơ chế học phí thấp và cào bằng như hiện nay. “Mức học phí thấp đang kìm hãm, đè nén nền giáo dục ĐH” – PGS.TS Lê Bảo Lâm, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, nói. Theo ông Lâm, học phí thấp nên phương tiện giảng dạy, học tập nghèo nàn, lương thấp không thu hút được giảng viên giỏi… thì làm sao có thể nâng cao chất lượng.


GS.TS Nguyễn Đông Phong, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đề nghị phải thay đổi khung học phí linh hoạt hơn và chính sách học phí nên để các trường chủ động xây dựng, không nên ràng buộc các trường bằng cơ chế “phân khúc thấp”. Nếu giao cho trường tự quyết định học phí, tự quyết định nhân sự, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình đào tạo ra thì trường công chắc chắn sẽ vươn lên.

 

Tốt cho sinh viên và giảng viên

 

Nhiều đại biểu cho rằng tăng học phí là xu hướng khó tránh, song cần phải có chính sách hỗ trợ người học. Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong, tín dụng cho sinh viên vay sẽ là giải pháp hoàn toàn có cơ sở và khả thi. “Khi sinh viên học bằng tiền đi vay thì chắc chắn sẽ quyết tâm học hành để còn trả nợ” - ông Phong nói. Giải pháp này được rất nhiều đại biểu đồng tình. Để tăng cường nguồn thu cho các trường, TS Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM, còn đề nghị các nhà tuyển dụng - những người hưởng lợi từ kết quả đào tạo của nhà trường - phải chung tay giúp nhà trường phát triển.

 

Các đại biểu cũng cho rằng để bảo đảm chất lượng, các trường ĐH phải được sự giám sát của toàn xã hội. Theo TS Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TPHCM, việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện thông qua các tổ chức kiểm định độc lập.

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, khi người học đã bỏ tiền nhiều thì phải được học ở nơi tốt. Do vậy, các trường ĐH phải cung cấp dịch vụ tốt nhất, bảo đảm chất lượng mình cung cấp phù hợp với yêu cầu của khách hàng - là người học.

 
Cũng theo ông Hồ Thanh Phong, cơ chế trả lương theo giờ giảng như hiện nay sẽ khiến giảng viên - người cung cấp dịch vụ - dạy đến sức cùng, lực kiệt để có thu nhập bảo đảm cuộc sống; không còn tâm trí, thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên môn. PGS-TS Lê Bảo Lâm cũng cho rằng việc tuyển dụng giảng viên rất khó khăn, nhất là những người được đào tạo ở nước ngoài, vì mức lương quá thấp. Do vậy, việc tự chủ thu  chi với quyền trả lương cao sẽ là nền tảng để giải quyết những nhu cầu thiết yếu của giảng viên, từ đó mới có thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho người học.

 

                                                                    

                                                                                Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục