Những ngày trời mưa, để đến được xã Tén Tằn (Mường Lát, Thanh Hóa) dạy học, các giáo viên phải cuốc bộ hàng chục cây số. Nhiều hôm đường đất sét đặc quánh bùn đất, thầy cô phải xin ngủ lại nhà dân.

 

Huyện vùng biên Mường Lát cách thành phố Thanh Hóa 300 km. Với những giáo viên cấp 2-3, chuyện dạy học ở vùng này không quá vất vả, nhưng với giáo viên mẫu giáo và cấp 1, ngày ngày phải đến các bản xa heo hút gieo chữ thì việc trụ được nơi này được xem như kỳ tích.

Trời Mường Lát nắng, các thầy cô coi như gặp may, còn khi mưa, những con đường đất sét đặc quánh bùn đất, muốn vào bản dạy học chỉ còn cách cuốc bộ. Nhiều thầy cô vào bản gặp trời mưa, đường lầy không ra được đành đến nhà dân xin ăn, xin ngủ lại.

van dong
Cô Phạm Thị Doanh, giáo viên THCS Tén Tằn ( Mường Lát) vừa bế con nhỏ vừa tranh thủ đi vận động học sinh đến lớp.

Thầy Hà Văn Long, giáo viên tiểu học Đoàn Kết (xã Tén Tằn) kể: "Lần đầu lên đây dạy, mình buồn lắm, phải đến từng nhà vận động học sinh ra lớp, song cả tuần chỉ được... hai em. Từng tính chuyện nghỉ dạy về xuôi, nhưng hình ảnh các trẻ loay hoay tập đọc, tập viết từ tiếng Việt đầu tiên đã níu chân mình ở lại".

Bằng sự nỗ lực của thầy Long, đến nay lớp đã có 40 học sinh. Ngày ngày trong lớp học dựng tạm giữa bản, thầy lại tận tình hướng dẫn các em người Khơ Mú từ lớp 1 đến lớp 5 đánh vần những nét chữ đầu tiên.

Thầy Trần Quý Dương, giáo viên THCS Tén Tằn cho biết, nhiều bản không có em nào đi học cấp 2. Một buổi dạy, một buổi các thầy cô lại vào bản, đến từng nhà vận động học sinh đi học. Khổ nhất là chuyện học của các em có bố mẹ nhiễm HIV/AIDS do nghiện ma túy, bởi dễ bị bạn bè kỳ thị rồi mặc cảm. Giáo viên phải động viên, thuyết phục mãi mới giữ được các em ở lại lớp.

Điều trăn trở lớn nhất của các giáo viên là tập tục làm ăn, sinh sống của đồng bào nơi đây vốn chỉ biết phá rừng làm nương rẫy, con cái có sức khỏe là phải theo cha mẹ lên nương nên con chữ cứ rơi rụng dần. Tại bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn, 100% học sinh nữ chỉ học hết cấp 1, không có ai học cấp 2 vì quan niệm "con gái đến tuổi yêu đương thì ở nhà lấy chồng". Nhiều em chỉ có mặt vào ngày cấp học bổng 140.000 đồng một tháng rồi bỏ về.

Các giáo viên dù thường xuyên vào bản vận động học sinh, nhưng kết quả thu được rất hạn chế. Cả bản chỉ có trưởng bản và 3 học sinh THPT, 9 học sinh nam đang theo học THCS là sử dụng thông thạo tiếng Kinh, con gái chỉ bập bõm được một vài câu.

Nhiều phụ huynh giúp đỡ thầy cô làm hàng rào cho trường.

Cắm bản, các giáo viên gặp không ít chuyện bi hài. Cô giáo Hà Thị Tuyến, dạy tiểu học tại bản Sài Khao (xã Mường Lý) nhớ mãi kỷ niệm lần đầu cắm bản. Hai năm trước, cô Tuyến đi vận động học sinh ra lớp, vô tình "vi phạm" tục cúng nhà mới của người H’Mông (trong tuần cúng nhà mới, người H'mông không cho người lạ vào nhà), cô bị phụ huynh bắt đền lễ vật cúng tế là hai con bò, quy ra tiền lên tới hơn chục triệu đồng.

Không biết làm cách nào, cô Tuyến òa khóc chạy về cầu cứu giáo viên trong trường. Các thầy cô đã phải rất vất vả mới thuyết phục phụ huynh học sinh "miễn án" cho cô giáo trẻ. Còn cô Tuyến rút ra kinh nghiệm: "Đi dạy học ở những bản làng heo hút này, điều cần làm đầu tiên là phải tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân".

Các thầy cô nơi đây cũng hay kể về câu chuyện vui của hai đồng nghiệp trẻ. Thầy dạy tiểu học, cô dạy mẫu giáo, cùng cắm bản Sài Khao, bản xa nhất của xã Mường Lý và là điểm cực tây (giáp với nước Lào) của huyện Mường Lát. Do cơ sở hạ tầng chưa có, hai thầy cô được phân ở cùng một ngôi nhà nhỏ có duy nhất chiếc giường, một chiếc chăn.

Hai tháng sau, cả trường và bản nhận được thông báo tổ chức đám cưới của 2 thầy cô.

                                                                        Theo VnExpress

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục