Tuyển vượt chỉ tiêu, đào tạo ngành nghề chưa được cho phép, liên kết đào tạo tràn lan… là những sai phạm đang tồn tại ở trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn (SAIMETE) trong nhiều năm qua.
Theo nhiều cán bộ công nhân viên của trường, năm 2008 trường này đã tuyển vượt chỉ tiêu gấp 2 lần. Qua tìm hiểu, Bộ GD-ĐT cho phép trường tuyển 1.500 chỉ tiêu nhưng trong năm này, số sinh viên tuyển vào trường lên đến hơn 3.400.
Khoảnh sân như một kho xưởng của cơ sở 446 Tân Kỳ Tân Quý - Ảnh: Đăng Nguyên |
Nghiêm trọng hơn, trường tuyển sinh cả những ngành học chưa được Bộ GD-ĐT cho phép. Được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở nâng cấp từ trường Dạy nghề dân lập Cơ khí luyện kim Sài Gòn, hiện nay trường chính thức được phép đào tạo 7 ngành trình độ CĐ và 5 ngành trình độ TCCN. Đó là các ngành công nghệ (CN) kỹ thuật điện tử viễn thông, CN kỹ thuật cơ khí, CN luyện kim, CN kỹ thuật xây dựng, CN kỹ thuật môi trường, quản trị kinh doanh, kế toán (bậc CĐ), CN kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật điện tử, kế toán, quản trị doanh nghiệp sản xuất, xây dựng dân dụng và công nghiệp (bậc TCCN). Tuy vậy, trong thông báo tuyển sinh năm nay cũng như các năm trước trường tuyển sinh cả những ngành không được phép như công nghệ thông tin (cả CĐ và TCCN), môi trường (TCCN).
Hiệu trưởng cản trở Đại hội cổ đông Ngày 17.6, một số cổ đông có tỷ lệ 57,083% cổ phần tại trường CĐ KTKTSG đã đề nghị triệu tập Đại hội cổ đông bất thường. Lý do là các cổ đông này xét thấy việc ông Phạm Phố - Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT, đã tự ý cho vay số tiền lớn, tương đương 44,6% vốn cổ đông của nhà trường mà không có tài sản thế chấp, không thông qua HĐQT cũng như Đại hội cổ đông và nguy cơ mất số tiền lớn rất cao. Trước việc triệu tập này, ông Phạm Phố đã ký một văn bản gửi đến cổ đông, tuyên bố cổ đông chỉ đến họp khi nhận được thư mời của Chủ tịch HĐQT, còn các giấy mời với chữ ký khác không có giá trị. Cùng lúc đó, ông Phạm Phố đã thu lại con dấu nhà trường và gửi thông báo đến các phòng ban, khoa, trung tâm, giảng viên trong trường là mọi văn bản sẽ gửi lại thư ký hiệu trưởng để hiệu trưởng tự tay đóng dấu (!). Đăng Nguyên |
GS-TS Phạm Phố - Hiệu trưởng - cũng đã ký nhiều quyết định liên kết với một số đơn vị khác và biến các đơn vị này thành những cơ sở của SAIMETE với nhiều hoạt động sai phạm. Theo phản ánh, hiệu trưởng đã tự ý thành lập cơ sở đặt tại trường Ngoại ngữ - Tin học Thành Long (đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp) thuộc Công ty TNHH đào tạo Thành Long có con dấu riêng, tài khoản riêng mà không thông qua hội đồng quản trị. Đây cũng là cơ sở chiêu sinh cả những ngành mà SAIMETE không được phép đào tạo. Từ tháng 4-5.2011, lãnh đạo cơ sở này còn tự tiện đến huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) thu lệ phí ôn tập và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh, tin học cho một số cán bộ, công chức và người dân ở đây mà không tổ chức học theo đúng nội dung chương trình, thời lượng như quy định.
Thông báo tuyển sinh năm 2011 của trường đặt tại Trung tâm Đào tạo các vấn đề kinh tế hiện đại (CMET) cũng tuyển một loạt ngành không được cấp phép như hạch toán kế toán doanh nghiệp, công nghệ thông tin (bậc CĐ và TCCN), quản trị nhà hàng - khách sạn, tài chính ngân hàng (bậc TCCN).
Trong khi kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ năm 2011 chưa diễn ra thì ngày 17.5.2011 hiệu trưởng nhà trường đã ký thông báo xét tuyển vào học ngay cho những thí sinh chỉ có tổng điểm thi ĐH hoặc CĐ năm 2011 (kể cả điểm ưu tiên) lớn hơn hay bằng điểm sàn. Điều này vi phạm quy định tuyển sinh vì theo nguyên tắc, trường nhận hồ sơ xin xét tuyển trước, sau đó mới chọn thí sinh có điểm từ cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của trường cũng hết sức nghèo nàn khiến sinh viên hết sức vất vả đến mức đã phải gửi đơn kêu cứu lên lãnh đạo trường nhưng chưa hề được giải quyết. Chẳng hạn trần ở các phòng học tại cơ sở số 446 Tân Kỳ Tân Quý (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú) lợp tôn, la-phông hư hỏng nhiều nên nóng hầm hập, chật chội; đèn, quạt lại không đủ. Các phòng cách nhau bằng vách ngăn không có cách âm nên phòng này có thể nghe tiếng từ phòng kia…
Theo Thanhnien
Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của hầu hết các tỉnh, TP tăng có tỉnh tăng đột biến, nhất là hệ bổ túc THPT. Nhìn chung đây là một mùa thi đạt tỉ lệ cao nhất từ trước tới nay
Sau bài viết “Trung tâm luyện thi “chui” tung hoành” (Báo SGGP đăng ngày 17-6), Sở GD-ĐT TPHCM đã chỉ đạo đoàn kiểm tra thuộc Phòng Giáo dục Thường xuyên của sở thành lập 2 đoàn kiểm tra tiến hành xử lý những trung tâm luyện thi không giấy phép trên địa bàn quận 6, quận Thủ Đức, quận Tân Phú.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) vừa có công văn yêu cầu Sở GD và ÐT các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long báo cáo hiện tượng các chuyên viên môn Ngữ văn của 11 Sở GD và ÐT trong khu vực đã họp tại Cần Thơ để ra biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn Ngữ văn.
(HBĐT) - Năm học 2010-2011, ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc có 64 trường học (19 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 17 trường THCS và 4 trường phổ thông cơ sở). Năm học này, quy mô trường lớp tiếp tục đầu hoàn thiện. Ngành đã tạo được một số nét mới đáng ghi nhận như đã huy động được 97,4% số trẻ mầm non ra lớp (nhóm trẻ đạt 31,1%), 14/ 24 trường tiểu học học 2 buổi/ngày. Không có học sinh tiểu học bỏ học, tỷ lệ bỏ học của THCS chỉ còn 0,5%.
(HBĐT) - Nhằm động viên, giúp đỡ các em học sinh gia đình chính sách giảm bớt khó khăn và vươn lên trong học tập, đồng thời bày tỏ lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh, binh đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tôc, vừa qua, Công ty Phát hành sách và thiết bị trường học (Sở GD-ĐT) đã tặng 95 bộ sách giáo khoa cho 95 học sinh tiểu học, THCS, THPT trên toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 17/6, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì hội nghị.