Trước đây người ta thường nghĩ chỉ sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài mới có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Hiện nay, không ít sinh viên Việt Nam được đào tạo hoàn toàn trong nước đã có thể đi khắp thế giới làm việc như một công dân toàn cầu.
Đào tạo để xuất khẩu
Đào tạo để xuất khẩu là một điều còn rất mới mẻ với hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Tuy nhiên, ĐH FPT đã giúp sinh viên bước ra thị trường thế giới bằng khả năng của mình. Khóa tốt nghiệp ĐH đầu tiên ĐH FPT đã có nhiều SV được các nước trên thế giới đón nhận: 3 sinh viên mới bảo vệ xong đồ án đã được yêu cầu chuẩn bị ngay cho chuyến sang Anh làm việc, cùng nhiều nhóm sinh viên đi Singapore, Đức, Mỹ, Malaysia… Nhiều sinh viên khác được mời sang tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản - tập đoàn SBI Holding với mức lương trên 50 triệu đồng/ tháng chưa kể chi phí hỗ trợ nhà ở và đi lại… Với kết quả đó có thể coi ĐH FPT là một trong những trường ĐH của Việt Nam thành công trong việc “xuất khẩu” sinh viên ra nước ngoài học tập và làm việc.
|
Một trong những khái niệm thường được nhắc đến nhiều hiện nay là “xuất khẩu” chuyên gia, việc này khác với xuất khẩu lao động phổ thông, và không trùng với khái niệm “chảy máu chất xám”. Bởi lẽ nguồn lao động này không chỉ đem về ngoại hối lớn cho Việt Nam, những kinh nghiệm quý báu mà các chuyên gia này học hỏi được và đem trở về Việt Nam”. (Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng trường ĐH FPT) |
Theo thống kê, trong số các SV tốt nghiệp tại ĐH FPT, đã có 21% SV được trường tạo điều kiện để học tập, kiến học, tham gia hội nghị, thực tập, và làm việc tại nước ngoài. Việc tạo nhiều cơ hội cho SV trải nghiệm môi trường quốc tế ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường theo các chương trình trao đổi SV, thực tập tại các doanh nghiệp đối tác của Tập đoàn FPT ở nước ngoài… đã đem đến cho SV FPT nhiều lợi thế để sớm bước ra được thị trường lao động thế giới. Võ Thanh Quảng, cựu SV ĐH FPT, hiện đang làm việc tại London, Anh chia sẻ: “Có hai lí do khiến SV ĐH FPT không chỉ “đắt hàng” khi tốt nghiệp, mà còn xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Đầu tiên là chương trình đào tạo vừa theo chuẩn quốc tế, vừa sát với thực tế công việc, đủ để các nhà tuyển dụng toàn cầu yên tâm về trình độ chuyên môn. Thứ hai, ngoại ngữ giỏi với tiếng Anh và tiếng Nhật chính là chìa khóa đưa các bạn ra nước ngoài làm việc. Thêm vào đó, do SV FPT có cơ hội lớn được làm việc tại chính tập đoàn FPT nên cơ hội được điều chuyển sang làm việc tại các chi nhánh, đối tác của tập đoàn trên toàn cầu là rất lớn”.
Triển vọng tốt đẹp
Để có được thành công đó, SV theo học tại ĐH FPT phải tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đào tạo và quy trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, đồng thời bắt buộc học hai ngoại ngữ (tiếng Anh - tiếng Nhật với khối ngành CNTT-TT, tiếng Anh, tiếng Trung với khối ngành Kinh tế - Tài chính ứng dụng CNTT). Đặc biệt, sau khi kết thúc năm học thứ hai, ĐH FPT bắt buộc SV đi thực tập từ 8-12 tháng, như một nhân viên chính thức tại các doanh nghiệp. Ngoài ra việc đào tạo kĩ năng mềm và tạo môi trường học tập, thi cử minh bạch cũng trang bị cho SV sự tự tin, trung thực và kiến thức thật sự. Có lẽ đây chính là bí quyết để ĐH FPT có nhiều SV được mời sang nước ngoài học tập và làm việc…
Đến nay, trường ĐH FPT đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho hai lứa SV ra trường. Nhiều người đã trở thành nhân viên chính thức hoặc có đề nghị việc làm ngay từ khi chưa nhận bằng tốt nghiệp. Dù đây mới là một kết quả nhỏ bé nhưng cho thấy một triển vọng lớn đó là: nguồn nhân lực Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế nếu được đầu tư xứng đáng. (Minh Anh)
Theo ThanhNien
Theo kế hoạch giáo dục trật tự an toàn giao thông năm học 2011-2012 của Sở GD-ĐT TP.HCM, ở bậc trung học, giáo dục trật tự an toàn giao thông sẽ đưa vào giờ học chính khóa của bộ môn giáo dục công dân ở tất cả các khối lớp.
(HBĐT) - Cách đây 64 năm, giữa những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh đã ra đời với cái tên đầy ý nghĩa: trường Lạc Long Quân. Đến năm 1951, trường được đổi tên thành Hoàng Văn Thụ.
Chiều 23/8, tại Học viện CSND, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch HĐCDGSNN.
Kể từ ngày 25/8, các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sẽ bắt đầu thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh.
Nhiều trường đại học đang vận dụng điều 33 của Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ để mở rộng tối đa nguồn tuyển nguyện vọng 2 (NV2), theo đó ngay cả thí sinh có tổng ba môn thi 8 điểm cũng vào được ĐH.
(HBĐT) - Thầy Nguyễn Sĩ Đức, nhà giáo ưu tú, nguyên phó hiệu trưởng, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, người phụ trách hệ chuyên toán thời Hà Sơn Bình nhớ mãi hình ảnh 30 em trúng tuyển lớp chuyên toán đầu tiên: lứa tuổi 13-14 với bao bỡ ngỡ, lạ lẫm với trường mới, bạn mới. Nhiều em lần đầu tiên xa nhà đến với “ngôi nhà chuyên toán” với những khát khao thực sự.