Các trường ở Cao Phong từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc dạy và học. Hiện nay, số phòng học kiên cố chiếm trên 90%. Ảnh: Một giờ học tin của cô và trò trường THCS Bắc Phong.

Các trường ở Cao Phong từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc dạy và học. Hiện nay, số phòng học kiên cố chiếm trên 90%. Ảnh: Một giờ học tin của cô và trò trường THCS Bắc Phong.

(HBĐT) - Thời kỳ mới thành lập huyện, sự nghiệp “trồng người” của Cao Phong khó khăn trăm bề. Quy mô phát triển trường lớp chưa đồng đều, 5 xã chưa có trường mầm non, 1 xã chưa có trường THCS, 2 xã còn duy trì trường PTCS; huyện chưa có TTGDTX; tỷ lệ huy động trẻ ngành học mầm non còn thấp. Cả huyện chỉ có 4 đơn vị được xây dựng nhà kiên cố; số phòng học là nhà tạm chiếm 80%. Hầu hết các trường học 2 ca. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, không đồng bộ, vừa chưa đáp ứng về mặt chuyên môn. Toàn huyện chưa có trường chuẩn quốc gia...

 

Mặc dù phải tiến hành đồng bộ hàng loạt phần việc trong phát triển KT-XH của huyện mới thành lập nhưng từ những năm đầu, Cao Phong đã có nhiều giải pháp nhằm tạo bước chuyển mới của sự nghiệp GD&ĐT. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 25, 26 nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã có các định hướng quan trọng đối với sự nghiệp GD&ĐT. HĐND, UBND đã có sự quan tâm, đầu tư hữu hiệu và toàn diện ở nhiều lĩnh vực như làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong toàn dân, tạo sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; có các quyết sách chăm lo tới việc phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp...

 

Sau 10 năm phấn đấu và xây dựng, sự nghiệp GD&ĐT huyện Cao Phong đã có bước phát triển khá toàn diện. Quy mô trường lớp khá đồng bộ với 45 đơn vị giáo dục (các trường mầm non, tiểu học, PTDTNT, THCS, THPT và các TT), 13 TT HTCĐ; hệ thống trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân. 100% trường đều được đầu tư xây dựng, bảo đảm điều kiện học 1 ca; nhiều trường được đầu tư đồng bộ để phấn đấu xây dựng thành trường chuẩn quốc gia (hiện toàn huyện đã có 10 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia và có 2 trường khác có khả năng được công nhận trong năm 2012). Số phòng học kiên cố của huyện chiếm 90%; 10 trường đã có phòng máy vi tính. Chất lượng giáo dục Cao Phong đã có bước thay đổi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã phát triển cả về số và chất lượng; giữ vai trò then chốt, tác động quan trọng vào chất lượng giáo dục của huyện. Trong số 1.500 cán bộ, giáo viên có 20% giáo viên mầm non, 60% giáo viên tiểu học, 30% giáo viên THCS có trình độ trên chuẩn; giáo viên đạt trình độ khá, giỏi chiếm trên 70%. 2 trường THPT trên địa bàn tạo bước tiến đáng kể, trong đó, tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng được cải thiện. Hàng năm, huyện đều có hàng trăm giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Nền nếp hoạt động của toàn ngành đã thực sự vào guồng; công tác quản lý được coi trọng, kỷ cương trường lớp được tăng cường; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh được triển khai thường xuyên; số giáo viên là đảng viên chiếm trên 40%. Các phong trào thi đua được xác định đúng tầm. Cũng vì thế, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đã tạo bước đột phá mới. Hàng năm, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp chiếm 98%. Năm học 2010-2011, huyện có trên 130 học sinh tiểu học, THCS đạt giỏi cấp tỉnh. Hàng năm, huyện có từ 120-130 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Vấn đề nhân lực của huyện Cao Phong đã được xây dựng từ chính nền tảng GD&ĐT, đồng thời là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH huyện lên tầm cao mới.

 

 

 

                                                                     Văn Tưởng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng,  Chủ tịch UBND tỉnh, trao tặng bằng khen cho 11 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hoá giáo dục và công tác khuyến học giai đoạn 2004- 2011.
Đoàn Hoà Bình đã thành công với 25 giải, trong đó đã chiếm 5/17 giải nhất của kỳ thi.

Chuyển biến về chất trong công tác GD-ĐT ở Xuất Hóa

(HBĐT) - Đồng chí Quách Công Vinh, Chủ tịch UBND xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) khẳng định: Từ điều kiện thực tiễn, có thể thấy rằng, công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần làm chuyển biến rõ nét phong trào giáo dục của xã. Nếu các ngành, đoàn thể và toàn dân không chung sức tham gia, Xuất Hóa khó có thể xây dựng thành công 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia và TTHT cộng đồng, là đơn vị điển hình, tiêu biểu của huyện.

Những ngôi trường quá... khổ

Học sinh (HS) phải đi học nhờ hoặc học trong cảnh nước ngập, trần dột, cơ sở vật chất xuống cấp. Trong khi đó, nhiều dự án xây dựng trường đã kéo dài hàng chục năm.

Yêu con đúng cách

Dù là người Nhật hay người Việt thì tình yêu của bất cứ bậc cha mẹ nào dành cho con cũng là vô bờ bến. Tuy nhiên các bậc cha mẹ người Nhật có cách thể hiện tình yêu rất khác.

Hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2012

(HBĐT) - Ngày 13/3, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2011 và hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2012.

Công khai làm... bằng giả

Không chỉ ở Đồng Nai, Bình Dương nạn làm bằng giả mới công khai và rầm rộ (Báo Thanh Niên đã nhiều lần phản ánh và mới đây cơ quan chức năng vào cuộc truy quét), mà ngay tại TP.HCM, tệ nạn này cũng không kém phần sôi động.

“Đường đến trường xa lắm!”

“Mùa nắng, tụi em đi đường cầu dưới sông AVương, mất gần một tiếng đồng hồ mới đến trường; còn trời mưa thì phải vòng đường rừng, xa lắm! Nếu học buổi sáng thì phải dậy từ 4-5 giờ, rồi nắm cơm đi học; buổi chiều về đến nhà là trời đã tối mịt…”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục