Thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Lê Hồng Phong (TP.HCM) vào phòng thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014.

Thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Lê Hồng Phong (TP.HCM) vào phòng thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014.

Chỉ ngày đầu tiên chấm thi tốt nghiệp THPT môn văn đã thấy nhiều vấn đề trong bài làm của thí sinh qua việc "cọ xát" với đề thi theo hình thức đổi mới.

 

Nhiều lợi thế cho thí sinh

Sự khác biệt nhiều nhất trong đề thi năm nay là thay đổi cấu trúc câu hỏi và các yêu cầu cho từng câu hỏi. Trước đây các câu hỏi được tách riêng, rạch ròi giữa nghị luận xã hội với nghị luận văn học thì nay các câu hỏi được lồng ghép vào từng phần của phần đọc hiểu và phần làm văn. Mỗi phần đều yêu cầu học sinh trình bày quan điểm, chính kiến cá nhân về vấn đề thời sự, xã hội... Điều này giúp học sinh dễ "gặt" điểm. Thay vì phải ôn kỹ, ôn sâu từng tác phẩm, thậm chí cả học tủ, học "vẹt" (nếu không ôn, hoặc không nhớ gì cả về tác phẩm có trong đề thi thì xem như bỏ giấy trắng) như trước đây thì nay thí sinh chú trọng nhiều về tư duy xã hội, kỹ năng trình bày, lập luận... Nên nhiều hay ít, thí sinh đều làm bài được. Chứ không còn kiểu suy nghĩ là "ôn trúng tủ" như các kỳ thi trước đây!

Cấu trúc đề thi cũ, theo thang điểm: 2; 3; 5; thì riêng ở câu 2 điểm (gọi là câu tái hiện kiến thức) rất nhiều thí sinh làm sai hoặc bỏ trống. Nếu thí sinh không ôn kỹ văn bản, không nhớ các chi tiết hoặc không hiểu ý nghĩa thì không thể đạt được điểm. Nhưng câu 2 điểm này lại rất quan trọng. Theo kinh nghiệm chấm môn văn nhiều năm, tôi nhận thấy nếu không có điểm ở câu này xem như bài làm dưới trung bình. Trong khi đó, câu hỏi phần đọc hiểu của đề thi năm nay không khó. Ví dụ như câu hỏi 1 của phần đọc hiểu. Câu này trong thang điểm đáp án là 1,0 điểm thì phần lớn thí sinh đạt được từ 0,75 - 1,0 điểm.

Điều cần thấy nữa là với chủ trương ra đề theo hướng đổi mới để tránh học tủ, học "vẹt" và chủ trương chấm theo hướng mở nên trong hướng dẫn chấm, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu giám khảo "tránh cách đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo". Trong một thực tế của đề thi mà "chất" xã hội nhiều hơn văn học thì cảm xúc và sáng tạo của học sinh sẽ rất đa dạng, phong phú...

Đây là những lợi thế để có được điểm môn văn khả quan cho thí sinh cả nước năm nay.

3 điểm yếu trong bài làm của thí sinh

Đầu tiên là kỹ năng đọc hiểu văn bản của một số thí sinh còn yếu, chậm; tư duy phân tích chưa sâu. Điều này có thể do thói quen đọc nhiều truyện tranh mà ít đọc văn xuôi! Ở lớp học thì đọc qua quýt văn bản ở sách giáo khoa. Mọi thứ đều ỷ lại có bài giảng của giáo viên hoặc tài liệu học tập rồi. Vì vậy, việc đưa phần đọc hiểu vào cấu trúc đề thi môn ngữ văn là thật sự cần thiết vì điều này giúp cho học sinh ý thức rõ và cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đặc biệt trong một bối cảnh mà "văn hóa đọc" đang xuống cấp trầm trọng như hiện nay.

Điểm yếu thứ hai là thí sinh không đọc kỹ và phân tích đúng các yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ yêu cầu của câu 3 phần đọc hiểu là "viết đoạn văn" thế mà nhiều thí sinh lại viết thành nhiều đoạn văn, thậm chí cả bài văn. Mặc dù bài làm thật tốt cũng bị mất điểm.

Ở dạng đề thi cũ, câu hỏi nghị luận văn học thường có hàm lượng nội dung trả lời khá dài. Nếu trích dẫn thì đề thường cho một đoạn thơ. Đề thi năm nay lại trích dẫn một đoạn kịch, tức là một phần rất ít của văn bản. Cách ra này phù hợp với thời gian làm bài 120 phút nhưng dẫn đến tình cảnh thí sinh bị "hụt ý" vì kỹ năng phân tích một khía cạnh vấn đề đến tận cùng chiều sâu không có. Kết quả cuối cùng là bài làm của thí sinh thường ngắn, hoặc chung chung theo phân tích tác phẩm.

Điểm yếu lớn nhất của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay lại rơi vào điểm đổi mới nhiều nhất của đề thi tốt nghiệp: xây dựng, tạo lập một bài làm văn theo hướng đề tích hợp. Nói cách khác, đó là làm thế nào để viết một bài văn hoàn chỉnh về bố cục vừa có yêu cầu nghị luận văn học vừa xã hội. Nhiều thí sinh có cách trình bày riêng. Có bài kết hợp cả hai mặt để nghị luận song song. Cách viết này khó, dễ tạo sự nhập nhằng. Có bài nghị luận văn học trước, xã hội sau nhưng sự kết hợp giữa hai phần chưa thật hợp lý. Ngô nghê nhất là những bài làm tách ra thành 2 bài nghị luận riêng. Những bài này dĩ nhiên bị trừ điểm.

Chủ trương của Bộ GD-ĐT là sẽ tiếp tục đổi mới đề thi cho kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH năm 2014. Thế nên những lợi thế và điểm yếu qua kỳ thi tốt nghiệp rất cần để thí sinh chuẩn bị dự thi CĐ, ĐH sắp tới.

 

                                                                  Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục