Khu nhà ở của giáo viên trường tiểu học  Đoàn Kết được xây dựng từ năm 1998 đã xuống cấp nghiêm trọng.

Khu nhà ở của giáo viên trường tiểu học Đoàn Kết được xây dựng từ năm 1998 đã xuống cấp nghiêm trọng.

(HBĐT) - Năm học này, trường TH Đoàn Kết (Đà Bắc) có 23 lớp học, trong đó, trường chỉ có 14 phòng học kiên cố, 7 phòng học tạm và 2 phòng học nhờ. Ngoài chi chính, các lớp học thuộc các chi phụ đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Thầy giáo Lường Đình Thế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Do địa bàn rộng, đường giao thông đi lại khó khăn nên từ nhiều năm nay, nhà trường vẫn phải duy trì các lớp học cắm bản, trong đó, chủ yếu là các lớp ghép. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, từ nguồn vốn chương trình 747, các điểm trường của xã đã được đầu tư xây dựng từ năm 1998. Tuy nhiên, do thời gian xây dựng đã lâu nên đến nay, các công trình này đều đã xuống cấp nghiêm trọng.

 

Hiện nay, xuống cấp nặng nhất là chi Khem và chi Lọng. Theo các thầy, cô giáo ở đây, năm học này, chi Khem có 33 học sinh, chi Lọng có 59 học sinh  thuộc các lớp ghép theo học. Các thầy, cô giáo đều rất lo lắng bởi  trần của các lớp học này đã bị võng, bong tróc, các mảng vữa thường xuyên rơi xuống lớp học, dột mưa và đặc biệt rất nguy hiểm vào mùa mưa bão nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, do thiếu phòng nên nhà trường vẫn buộc phải duy trì các lớp học này. Bên cạnh tình trạng xuống cấp tại các điểm trường, các em học sinh ở một số chi phụ vẫn phải học trong các phòng học tạm được dựng bằng tre, nứa.

 

Ngoài khó khăn về lớp học, các thầy, cô giáo trường TH Đoàn Kết cũng phải đối mặt với những khó khăn về nhà ở. Hiện nay, nhà trường có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 15 cán bộ, giáo viên ở nội trú tại trường. Tuy nhiên, nhà trường chỉ có 2 dãy nhà cấp 4 với 8 phòng ở. Trong đó, 1 dãy nhà được xây dựng từ năm 1998 gồm 3 gian, chia thành 6 phòng cho 6 giáo viên và gia đình giáo viên ở. Điều đặc biệt là dãy nhà này đã xuống cấp và phòng ở rất chật chội. Chị Phí Thị Phương Thanh, cán bộ nhà trường cho biết: mỗi phòng chỉ có diện tích hơn 18 m2 nhưng do thiếu phòng ở, các thầy, cô giáo buộc phải ngăn đôi  các phòng ra nên mỗi phòng chỉ rộng có 9 m2. Với những giáo viên chỉ ở một mình không sao những giáo viên ở cả gia đình thì vô cùng chật chội, hầu hết các phòng chỉ kê được một chiếc giường, vừa để ngủ, vừa là nơi làm việc, chấm bài. Còn việc đun nấu, mỗi thầy, cô tận dụng theo một cách khác nhau. Trời nắng không sao, nhiều hôm trời mưa, từ việc đun nấu, ăn ở đều bó hẹp trong gian phòng 9 m2, mà các phòng hiện nay cũng đã bị dột.

 

Phòng học thiếu và xuống cấp, nhà ở giáo viên không đảm bảo, trường TH Đoàn Kết còn không có các công trình phụ trợ khác. Khuôn viên nhà trường rộng, gần ruộng nhưng đến nay nhà trường vẫn chưa thể đầu tư xây dựng được tường bao. Mặt khác, nhà trường cũng chưa có công trình nước sạch hay khu vệ sinh. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học. Đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên ở nội trú trong trường. Theo thầy Lường Đình Thế, để có nước sinh hoạt, các thầy, cô giáo thường phải làm ống dẫn nước từ trên nguồn xuống. Mùa mưa có nước nhưng vào các tháng mùa khô, hầu hết các thầy cô giáo phải đi gánh nước hoặc xin nước các nhà dân. Nguồn nước ở đây cũng không đảm bảo bởi khu vực thượng nguồn nơi lấy nước cũng là nương ngô của các hộ gia đình nên không tránh được nguồn nước bị ảnh hưởng từ việc phun thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học.

 

Năm học mới đã bắt đầu, cùng với niềm vui, phấn khởi thầy và trò nơi  đặc biệt khó khăn này cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn thách thức. “Trước mắt là đối mặt với mùa mưa bão, với một mùa đông lạnh sắp tới đối với những lớp học tạm tại các điểm trường”,  thầy giáo Lường Đình Thế trăn trở. Trong những năm qua, nhằm hạn chế những khó khăn, nhà trường đã tích cực tuyên truyền, vận động huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, tuy nhiên, ở một xã nghèo với hơn 50% tỷ lệ hộ nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế như ở Đoàn Kết, những thách thức về cơ sở vật chất trong năm học mới quả thực không nhỏ.

                                                                             

 

 

                                                                           Phương Linh

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục