(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 971/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", trong đó, sửa đổi đối tượng của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

 

Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, đối tượng của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Tại Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015, quy định trên đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, đối tượng của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" là lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã.

 

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

 

Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.

 

Đào tạo 6 triệu lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020

 

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016-2020 là đào tạo nghề cho 6 triệu lao động nông thôn, trong đó, khoảng 5,5 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề (1,4 triệu người học nghề nông nghiệp và 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp). Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

 

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

 

Đào tạo chủ yếu là dạy thực hành

 

Quyết định cũng bổ sung quy định tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cụ thể, việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) chủ yếu là dạy thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất. Thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học.

 

Các nghề đào tạo cho lao động nông thôn phải đa dạng, cụ thể, theo nhu cầu của người học và thực tiễn sản xuất; từ đào tạo một công đoạn, một kỹ năng nghề nhất định, đến đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ một cách đầy đủ, toàn diện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

 

Tổ chức lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án, chương trình, nhất là chương trình phổ biến, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho cộng đồng; giữa các chính sách khác nhau, các đối tượng đào tạo, các địa phương; lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội kiến thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

 

Bên cạnh đó, thu hút các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, không phân biệt cơ sở công lập hay ngoài công lập. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động.

 

Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình đã thí điểm có hiệu quả; đào tạo nghề tại doanh nghiệp, vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới, làng nghề. Tiếp tục nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gắn đào tạo nghề với hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

 

                                                                       PV(TH)

 

 

Các tin khác

Bà Đinh Thị Xuân (thứ 2 từ trái sang) cùng học sinh trong khu phố Đoàn Kết, thị trấn Vụ Bản trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm đạt kết quả cao. 

trong học tập.
Một phòng thi trước giờ làm bài tại điểm trường THPT Lạc Long Quân (thành phố Hòa Bình)
Trước giờ làm bài tại điểm thi THPT Lạc Long Quân (thành phố Hòa Bình).
Không có hình ảnh

Khả thi hoàn thành các tiêu chí về trường học và giáo dục đối với các xã đăng ký về đích NTM năm 2015

(HBĐT) - Đánh giá về tình hình thực hiện tiêu chí số 5 và 14 tại các xã đăng ký về đích NTM năm 2015, đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Ngành GD&ĐT được phụ trách 2 tiêu chí số 14 (giáo dục) và số 5 (trường học). Đến nay có 29/29 xã đã đạt tiêu chí số 14 về tỷ lệ lao động qua đào tạo. Đối với tiêu chí số 5 có 4 xã đạt là: Dũng Phong (Cao Phong), Phú Lão (Lạc Thủy), Hòa Sơn (Lương Sơn), Hợp Thịnh (Kỳ Sơn).

Hướng đến mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Cô giáo Hà Thị Thanh, Hiệu trưởng trường mầm non Mai Hịch (Mai Châu) chia sẻ: Để phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở đơn vị đang còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy mô trường lớp; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao như trường mầm non Mai Hịch là một vấn đề không hề đơn giản. Tuy nhiên, xác định mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ và cũng là góp phần vào thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã, thời gian qua, đội ngũ CBGV nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực để tập trung xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Qua 2 ngày thi THPT quốc gia năm 2015: nghiêm túc, an toàn, không sự cố

(HBĐT) - Như tin đã đưa, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 diễn ra từ sáng ngày 1/7. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo kỳ thi: Qua 2 ngày thi (các môn: toán, ngoại ngữ, ngữ văn, vật lý), việc tổ chức của tỉnh ta được thực hiện đúng theo quy chế, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh hứng thú với đề thi Ngữ văn

Đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã để lại cho thí sinh nhiều cảm xúc về tình cảm, tình yêu giữa con người với con người và tình yêu quê hương đất nước khi đề cập đến cuộc sống của người lính đảo, địa danh Hoàng Sa, Trường Sa, “những quần đảo long lanh như ngọc dát”… bên cạnh những vấn đề thiết thực trong cuộc sống như hội chứng vô cảm, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống.

Cả nước có 49 thí sinh bị kỷ luật trong ngày thi đầu

Qua hai môn thi trong ngày đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia 2015, số lượng thí sinh tham dự đạt tỷ lệ cao, cả nước có 49 trường hợp bị kỷ luật.

Trông thi phải nghiêm túc, chấm thi phải trung thực và khách quan

Ngày 1-7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Sở chỉ huy Ban chỉ đạo Thi THPT quốc gia 2015 TP Hà Nội và Ban chỉ đạo thi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục